Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Các mẹ đã biết 6 lỗi lớn này khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung chưa?

KENHPHUNU.COM  | 16:00 , 14/02/2017
Các mẹ đã biết 6 lỗi lớn này khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung chưa?

9 tháng mang bầu, điều bố mẹ mong mỏi nhất là em bé sẽ tăng trưởng đều đặn theo chuẩn. Tuy nhiên có không ít những trường hợp em bé phát triển chậm khiến cha mẹ không khỏi lo lắng.

App hoa anh đào

Thai nhi chậm tăng trưởng là gì?

Thai nhi chậm phát triển hoặc hạn chế tăng trưởng trong tử cung là một thuật ngữ nói về tình trạng sức khỏe kém của em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Theo số liệu thống kê, có khoảng 60% số ca trẻ sơ sinh tử vong trên toàn thế giới là do sinh ra bị thiếu cân – một hệ quả trực tiếp từ vấn đề thai nhi tăng trưởng chậm.


Theo số liệu thống kê, có khoảng 60% số ca trẻ sơ sinh tử vong trên toàn thế giới là do sinh ra bị thiếu cân. (ảnh minh họa)

Các nguyên nhân khiến thai nhi kém phát triển

Có rất nhiều nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển có thể liệt kê dưới đây:

– Thai nhi không nhận được đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai. Nguyên nhân có thể do mẹ mang bầu đa thai, tiền sản giật hoặc các vấn đề về nhau thai.

– Thai nhi mắc những bất thường bẩm sinh hoặc bất thường ở nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phát triển.

– Trong thời gian mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm bệnh như rubella, giang mai, hoặc toxoplasmosis cũng có thể khiến thai nhi chậm phát triển.

– Nguyên nhân nữa là do thói quen lối sống nghèo nàn dẫn đến thiếu dinh dưỡng, lạm dụng thuốc, thói quen hút thuốc, nghiện rượu… cũng làm tăng nguy cơ thai nhi chậm phát triển.

Ngoài ra, những yếu tố khác từ sức khỏe người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung như người mẹ bị rối loạn chức năng thận, mẹ bị cao huyết áp, rối loạn đông máu và bệnh tim mạch…

– Mẹ quá gầy khi mang thai hoặc người mẹ quá thấp cũng có thể làm giảm sự phát triển của em bé trong tử cung, dẫn đến thai nhi nhẹ cân.

– Thai nhi có bất thường ở dây rốn và mức nước ối thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong bụng mẹ.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến thai nhi chậm phát triển như:

– Người mẹ bị bệnh lupus trước đó.

– Người mẹ đã từng sinh con nhẹ cân, chậm phát triển trước đó.

– Mẹ mang thai ở tuổi vị thành niên.


Không phải tất cả các em bé nhẹ cân trong bụng mẹ đều bị chậm phát triển, đó là lý do vì sao việc chẩn đoán chính xác là rất cần thiết. (ảnh minh họa)

Các bước chẩn đoán thai nhi chậm phát triển trong tử cung:

Không phải tất cả các em bé nhẹ cân trong bụng mẹ đều bị chậm phát triển, đó là lý do vì sao việc chẩn đoán chính xác là rất cần thiết. Bước đầu tiên rất quan trọng là cần xác định được tuổi thai chính xác. Các bác sĩ có thể kiểm tra tốc độ tăng trưởng của em bé và so sánh với tốc độ tăng trưởng bình thường của bé theo tuổi thai tương tự. Nếu tốc độ tăng trưởng không khả quan, em bé sẽ được theo dõi sự phát triển trong thai kỳ để xác định nguyên nhân của sự chậm phát triển.

Siêu âm và đo chiều cao tử cung cũng có thể xác định chính xác sự phát triển của em bé. Siêu âm cũng giúp phát hiện sớm được các vấn đề xấu của thai kỳ như các vấn đề về nhau thai, nồng độ nước ối thấp.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tư vấn cho mẹ làm các xét nghiệm khác như xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng, theo dõi nhịp tim và chọc ối để xác định rõ nguyên nhân.

Điều trị đối với trường hợp thai nhi chậm tăng trưởng:

Việc điều trị trong trường hợp này phụ thuộc phần lớn vào các giai đoạn của thai kỳ và nguyên nhân vấn đề. Các bác sĩ có thể đề nghị mẹ chấp nhận sinh con sớm nếu thai kỳ từ 34 tuần trở đi.

Nếu tuổi thai dưới 34, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho giám sát liên tục để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như lượng nước ối cho đến tuần 34. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sẽ được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều và thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

Mẹ cũng cần nhớ thêm rằng, một chế độ ăn uống cân bằng và một lối sống lành mạnh trong thai kỳ là vô cùng quan trọng để ngăn chặn nguy cơ thai nhi chậm phát triển.

Theo Khám phá

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep