Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Cần theo dõi hơi thở của trẻ nhỏ

KENHPHUNU.COM  | 10:00 , 04/11/2016

Không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch do phụ huynh không biết dấu hiệu cho thấy bệnh của bé trở nặng, trong đó nhịp thở là biểu hiện cơ bản nhất.

App hoa anh đào

 

Bạn có biết hơi thở có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe của trẻ? Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ có nhịp thở bình thường dao động trong khoảng 30-60/ phút. Sốt kèm tăng nhịp thở, khó thở, là dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ có bất ổn về đường hô hấp. Không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch do phụ huynh không biết dấu hiệu cho thấy bệnh của bé trở nặng, trong đó nhịp thở là biểu hiện cơ bản nhất.

Phát hiện sớm viêm phổi bằng cách theo dõi nhịp thở ở trẻ

 

Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi, thường do nhiễm trùng. Vi khuẩn, vi rút, nấm hay ký sinh trùng là các nguyên nhân gây bệnh. Bệnh có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng và đe dọa tính mạng.

 

Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Chỉ riêng năm 2011, viêm phổi đã cướp đi 1,3 triệu mạng sống và là nguyên nhân dẫn đến gần 1/5 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, mỗi ngày, có tới 11 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì viêm phổi.

 

Khi bị viêm, phổi sẽ mất tính mềm mại, sự giãn nở bị yếu đi, bắt buộc nhịp thở phải tăng lên, là phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng thiếu ôxy trong phổi. Ðây là dấu hiệu quan trọng và có giá trị để phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng dẫn đến tử vong, nhất là đối với trẻ nhỏ. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, nhịp thở lớn hơn hoặc bằng 60 lần/phút là thở nhanh. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi, nhịp thở lớn hơn hoặc bằng 50 lần/phút là thở nhanh. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi, nhịp thở lớn hơn hoặc bằng 40 lần/phút là thở nhanh1.

 

can theo doi hoi tho cua tre nho - 1

 

Theo dõi hơi thở của trẻ thường xuyên để sớm phát hiện bệnh (Ảnh minh họa)

Cảnh giác với vi khuẩn phế cầu

Vi khuẩn phế cầu (VKPC) là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi. Khoảng 40 – 70% trẻ em mang loại vi khuẩn này trong mũi họng của mình2. Đối với người khỏe mạnh, vi khuẩn sẽ không gây bệnh, nhưng đối với người đề kháng yếu như trẻ em và người lớn tuổi, VKPC sẽ dễ dàng gây ra nhiều bệnh nguy hiểm điển hình có viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Các triệu chứng của căn bệnh viêm phổi lại có nhiều điểm tương đồng dễ gây nhầm lẫn với các loại bệnh ho, cảm thông thường nên các bậc phụ huynh thường hay chủ quan mà không đưa trẻ đi điều trị kịp thời, gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nhỏ.

Chung tay hành động để ngăn chặn viêm phổi

Kế hoạch toàn cầu ngăn chặn và khống chế viêm phổi (GAPP) được đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới kết hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), với mục tiêu đặt ra là tới năm 2025 sẽ giảm tình trạng tử vong do viêm phổi ở trẻ em.

Kế hoạch này hướng đến việc nâng cao nhận thức về bệnh viêm phổi và đặc biệt kêu gọi chính phủ tại các khu vực đầu tư vào các cộng đồng nghèo khó tiếp cận các dịch vụ phòng tránh bệnh viêm phổi. Đến nay, nhiều nước đã được tiếp cận với các loại vắc-xin phòng bệnh viêm phổi.

Ngoài ra, Liên minh vắc-xin và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) đã sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đưa các vắc-xin phòng các bệnh: viêm phổi do phế cầu, tiêu chảy do rotavirus và phòng vi-rút HPV gây ung thư cổ tử cung vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo Liên minh toàn cầu về Phòng chống viêm phổi trẻ em, để giảm thiểu viêm phổi, cần cải thiện về điều kiện vệ sinh nguồn nước, môi trường sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, đặc biệt nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và viêm phổi tới 15 lần. Chủng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn bằng vắc-xin cũng là phương pháp đơn giản và chủ động giúp bảo vệ trẻ lâu dài.

Tư vấn bác sĩ về chủng ngừa và truy cập website https://tiemngua.com để biết thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra.

Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được thực hiện bởi Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Văn phòng đại diện GSK Pte Ltd tại TP HCM.

 

1 Tham khảo tại đây (Access Date: Aug 30th, 2016)

2 Tham khảo tại đây (Access Date: Aug 30th, 2016)

Nguồn: eva

CHIA SẺ BÀI NÀY
  • tag
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep