Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Lớp mỡ phủ khắp cơ thể

KENHPHUNU.COM  | 09:00 , 03/10/2016

Khi không gian tử cung ngày càng chật chội mà phôi thai lại đang phát triển tứ chi, chuyển động của em bé sẽ chậm lại và thay đổi.

App hoa anh đào

 

Sự phát triển của thai nhi

Em bé hiện giờ sẽ nặng khoảng 1,8kg và dài 43cm. Thai nhi đang trở nên lớn hơn cùng với sự phát triển của lớp mỡ phủ khắp cơ thể tới các chi, và đường kính của đầu bé sẽ vào khoảng 10cm. Phôi thai sẽ phát triển vượt bậc trong vòng vài tuần tiếp theo, đến nỗi sẽ tăng cân từ ⅓ cho tới ½ số cân nặng hiện tại. Da bé trở nên mềm, mượt, hồng hào và mờ đục hơn. Có cơ hội em bé sẽ được sinh ra với mái tóc dày, nhưng có khi ngược lại chỉ với một vài sợi. Tuy nhiên tóc dày khi sinh không đảm bảo mái tóc sau này vẫn dày.

Tại thời điểm này, mẹ dễ dàng cảm nhận thấy sự cử động của phôi thai, và mẹ sẽ biết được hình thái của đứa bé qua các thói quen hằng ngày và biết khi nào bé trở nên hiếu động. Tuy nhiên, khi không gian tử cung ngày càng chật mà phôi thai lại đang phát triển tứ chi, chuyển động của em bé sẽ chậm lại và thay đổi. Em bé giờ có thể di chuyển đầu từ phía này sang phía khác.

Nếu phôi thai là một bé trai, tinh hoàn sẽ di chuyển dần xuống bìu. Tuy nhiên, mẹ sẽ nhận thấy rằng khi sinh hạ xong, em bé sẽ chỉ có một hoặc không có tinh hoàn nào trong bìu cả. Đây là điều bình thường và thường tinh hoàn sẽ xuất hiện khi bé được 6 tháng tuổi.

Tỉ lệ sống của bé sẽ rất cao khi được sinh ra trong tuần này. Phổi của bé đã phát triển đầy đủ cho một cuộc sống tương đối khỏe mạnh mà không cần sự can thiệp từ y tế.

 

thai nhi 32 tuan tuoi: lop mo phu khap co the - 1

 

Tỉ lệ sống của bé sẽ rất cao khi được sinh ra trong tuần này. (Ảnh minh họa)

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Mẹ vẫn tăng cân trong thời gian này, gần 450g mỗi tuần, nhưng phần nửa là của em bé. Từ khi mang thai, dung tích máu của mẹ tăng từ 40-50%. Mẹ sẽ cần nhiều calo hơn, nhưng hãy đảm bảo rằng mẹ tiếp nhận chúng từ những nguồn lành mạnh như bánh mỳ lúa mỳ, sữa chua ít béo, bữa ăn điểm tâm, và hạn chế đồ ngọt cũng như đồ ăn vặt. Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa tử cung vẫn đẩy lên, có thể khiến mẹ cảm thấy khó thở hoặc gặp vấn đề với chứng ợ nóng.

Những lưu ý cần thiết cho mẹ

Bởi ngày sinh đang cận kề, giờ là lúc thích hợp để mẹ nghĩ tới ‘cộng sự sinh nở’. ‘Cộng sự’ ở đây có thể là bố của em bé - nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vài người đàn ông có thể cảm thấy không thoải mái khi ở một cuộc sinh đẻ. Nếu mẹ muốn chọn một ‘cộng sự’ khác, mẹ nên cân nhắc tới những người thân trong gia đình như mẹ của mình hoặc bạn thân. Mẹ nên cân nhắc tới những người có thể giúp mình trong quá trình sinh nở bằng cách động viên khiến bạn thư giãn và tự tin vào bản thân. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy không người thân nào phù hợp với vị trí người đỡ đẻ, bạn có thể trả tiền để thuê một bà đỡ (một chuyên gia về hỗ trợ tâm lí cũng như vật lí trong khoảng thời gian hạ sinh) hoặc một nữ hộ sinh. 

Mẹ nên suy nghĩ tới các lựa chọn nhằm giảm thiểu sự đau đớn, bao gồm:

- Sử dụng thuốc hoặc tiêm trực tiếp giảm đau như Pethidine, Meptazinol hoặc Diamorphine - các loại thuốc này có thể được cung cấp bởi nữ hộ sinh.

- Tiêm thuốc gây tê lên vùng lưng để giúp làm tê liệt từ phần hông trở xuống.

- Sử dụng một chiếc máy TENS mà có thể phát ra các xung điện giúp ngăn chặn các cơn đau.

Hãy xem xét từng mặt lợi và hại mà các lựa chọn mang lại. Mẹ có thể không muốn bất kì biện pháp giảm đau nào, nhưng có kế hoạch dự phòng luôn tốt vì mẹ có thể thay đổi suy nghĩ trong quá trình sinh nở. ‘Cộng sự’ của mẹ sẽ biết sở thích của mẹ và sẽ gợi ý mẹ thử sử dụng những lựa chọn khác nhau - lựa chọn của mẹ sẽ được đánh dấu lại trong kế hoạch sinh sản.

Bây giờ cũng là quãng thời gian hợp lí để mẹ suy nghĩ nên để những gì vào túi y tế. Mẹ sẽ muốn mang những thứ mà mẹ cần, nhưng hãy tham khảo các bạn và họ hàng xem họ đã từng mang gì khi sinh - và từng quên mang gì. Nhiều phụ nữ không nhận ra rằng họ sẽ cần nhiều miếng lót vệ sinh, và mẹ có thể sẽ cần số lượng quần lót dùng một lần, hoặc ít nhất là một vài đôi nếu mẹ không quan tâm tới cũng như những gì rộng và thoải mái để mặc trong quá trình sinh nở (và đề phòng trường hợp kéo dài thời gian khi phải thay tới 3 lần quần áo), các túi áo lót y tế, hãy nghĩ tới những chiếc áo ngủ (loại có thể mở phía trước dành cho việc bú sữa), áo dài, dép đi trong nhà, khăn giấy, son dưỡng, có thể là bình xịt hoặc một miếng bọt biển để lau chùi nhằm giúp mẹ cảm thấy tự tin - bất cứ thứ gì khiến mẹ cảm thấy dễ chịu - có thể mang thêm sách để đọc hoặc nghe nhạc để giết thời gian.

Mẹ cũng có thể cần một chiếc túi đựng kem đánh răng và bàn chải, xà phòng và các dụng cụ vệ sinh khác. Đừng quên về phần em bé: mẹ sẽ thực sự cần tã lót, đồ ngủ, một chiếc mũ và một chiếc khăn choàng hoặc chiếc chăn dành cho bé. Thậm chí nếu mẹ định hạ sinh tại nhà, có một túi y tế vẫn là ý kiến tốt để đề phòng các trường hợp bất ngờ và mẹ cần phải tới bệnh viện.

 

Nguồn: eva

CHIA SẺ BÀI NÀY
  • tag
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep