Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Vợ kiệt quệ vì bị chồng giáng thêm một đòn nặng nề trong lúc khốn khó

KENHPHUNU.COM  | 09:00 , 18/02/2017

Cô có cảm giác, những năm qua mình hết lòng vì gia đình, vì Thăng, nhưng đổi lại, anh chỉ coi cô là cái máy ATM, là đối tượng để anh lợi dụng, chứ chẳng có chút tình nghĩa, thương xót nào...

App hoa anh đào

Cô có cảm giác, những năm qua mình hết lòng vì gia đình, vì Thăng, nhưng đổi lại, anh chỉ coi cô là cái máy ATM, là đối tượng để anh lợi dụng, chứ chẳng có chút tình nghĩa, thương xót nào...

Mai và Thăng cưới nhau được 5 năm, đã có với nhau một cậu con trai nhỏ 3 tuổi. Cuộc sống của vợ chồng cô được coi là khá giả. Tất cả cũng nhờ tài kinh doanh của Mai, còn công việc nhà nước ổn định nhưng mức lương “hẻo” của Thăng chỉ đủ cho anh tiêu vặt mà thôi. Kinh tế tốt, tình cảm êm ấm, Mai cũng chẳng mong gì hơn, dù bản thân mình là người chìa vai gánh vác, làm trụ cột cho gia đình.

Ngày ấy, cô cưới Thăng khi đã ngấp nghé cái tuổi 30. Thăng hơn cô 2 tuổi, lúc đó anh luôn đóng bộ sơ mi – quần âu đúng chất dân trí thức, bảnh bao đi cạnh cô khiến cô thua kém Thăng hẳn về khoản ngoại hình. Ai cũng nói cô may mắn khi có người chồng đẹp trai, khéo ăn nói. Thế nhưng có mấy ai biết, tiền mua sắm mọi thứ trong đám cưới, tiền mua vàng hồi môn đưa cho mẹ chồng để bà trao cho cô hòng đẹp mặt, cũng là tiền túi cô bỏ ra.

Kể cả sau này, trong suốt 5 năm hôn nhân, không chỉ gia đình nhỏ của cô mà nhà chồng có cần giúp đỡ gì, nếu có thể giúp được cô cũng chẳng nề hà. Cô nghĩ, tình nghĩa mới là thứ đáng trân trọng chứ tiền bạc, hết rồi hoàn toàn có thể kiếm lại được cơ mà!

Gần đây việc kinh doanh của Mai gặp khó khăn, mấy mối làm ăn chậm tiền, thậm chí vài chỗ còn có dấu hiệu xù nợ, đã thế mấy lô hàng mới cô nhập về lại nảy sinh vấn đề nghiêm trọng. Tiền mặt bỗng cạn kiệt khiến mọi việc trở nên rối tinh rối mù. Đúng lúc có khách đòi thanh toán tiền hàng nhưng ngân quỹ đã cạn kiệt. Mai chẳng biết làm sao đành về nhà nhờ chồng rút cho vay số tiền trong ngân hàng của bố mẹ chồng để dùng tạm. Mai biết là bởi vì chính Thăng kể với cô, bố mẹ anh nhờ anh mang đi gửi tiết kiệm, đồng thời đứng tên tài khoản ngân hàng hộ.

 Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nghe Mai trình bày qua tình hình công ty và về ý định của mình, Thăng suy nghĩ một lúc rồi cũng đồng ý. Số tiền ấy là 70 triệu đồng, thực sự cũng chỉ đủ cho Mai thanh toán hợp đồng cho đối tác làm ăn lần này, chứ cũng chẳng thấm tháp vào đâu. Tình trạng kinh doanh của Mai sau đó không những chẳng khá hơn mà còn có chiều hướng xấu đi khiến Mai đau đầu vô cùng. Kinh tế gia đình một mình cô gánh vác, nếu cô phá sản thì không biết phải trông mong vào đâu nữa.

Giữa lúc Mai đang nhức óc với áp lực tiền bạc thì một tối, Thăng đưa cho Mai tờ giấy A4 mỏng, trắng tinh. “Gì thế anh?”, cô mệt mỏi hỏi chồng. “Em viết cho anh cái giấy xác nhận nợ đi, để các cụ yên tâm. Người già mà, luôn cẩn thận, lo xa…”, Thăng thản nhiên bảo vợ. “Hả? À…”, ngoài mặt Mai không thể hiện gì nhưng trong lòng cô thì như có bão nổi. Cô biết, vay thì phải trả, và vay mà viết giấy nợ là điều quá bình thường. Nhưng nếu đối tượng là bố mẹ chồng và chồng thì lại là điều khác. Nói thật, vừa năm ngoái cô còn cho ông bà 100 triệu sửa nhà để chú út cưới vợ đây chứ đâu!

“À… Viết tên ai bây giờ anh?”, Mai chậm chạp cầm tờ giấy viết nắn nót từng chữ, tới phần người cho vay, cô ngẩng lên hỏi chồng. Thăng như đã có tính toán, đáp luôn: “Viết tên chút út đi, anh đọc số chứng minh thư nhân dân cho. Ông bà già rồi, mấy khoản giấy tờ như này không thạo lắm, đến kí còn chẳng xong ấy chứ!”. Mai gật đầu, vừa viết mà trong lòng Mai ngổn ngang bao suy nghĩ. Cô khẳng định, lúc Thăng đi rút tiền cho cô mượn thì bố mẹ chồng cô không biết chuyện, và cho tới bây giờ có lẽ vẫn chưa biết, bởi mới hôm qua cô gọi điện sang hỏi thăm thì có thấy ông bà đả động gì đâu. Như vậy chủ ý viết giấy nợ này chính là của Thăng chứ không phải ai khác! Thậm chí cô còn hồ nghi, số tiền này chính là tiền Thăng dành dụm được ấy chứ!

Viết xong và kí đâu ra đấy, Mai đưa cho chồng. Nhìn Thăng cẩn thận cất tờ giấy ấy đi, Mai thấy buồn và thất vọng vô vàn. Lúc cô có tiền, đối với Thăng và gia đình anh, cô chẳng tiếc bất cứ điều gì. Thế mà giờ khi cô lâm vào khó khăn, thì Thăng lại lo được lo mất, phòng thủ cô chặt chẽ như thế. Cô chẳng bao giờ nghĩ sẽ không trả món tiền này cả, trong khi cô đã từng cho bố mẹ chồng còn nhiều hơn thế, bởi cô nghĩ, vay ra vay, cho ra cho, hơn nữa ông bà cũng không có. Kể cả giờ có phá sản, thì lúc nào gây dựng lại được, cô cũng ưu tiên trả cho bố mẹ chồng đầu tiên.

Giữa lúc công việc làm ăn muốn đổ bể, hành động của Thăng càng khiến tinh thần Mai kiệt quệ. Nhớ lại thì từ khi kinh doanh xuống dốc, Thăng là người đầu gối tay ấp nhưng anh chẳng có lấy một lời động viên, an ủi cô, hay ngỏ lời được giúp đỡ gì cả. Cô có cảm giác, những năm qua mình hết lòng vì gia đình, vì Thăng, nhưng đổi lại, anh chỉ coi cô là cái máy ATM, là đối tượng để anh lợi dụng, chứ chẳng có chút tình nghĩa, thương xót nào. Một cuộc hôn nhân với người chồng như thế, ấy vậy mà cô đã từng nghĩ rằng rất hạnh phúc cơ đấy…

Theo Giang Phạm (afamily.vn/Trí Thức Trẻ)

Nguồn: gia dinh

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep