BẠN NGHĨ GÌ KHI ĐỌC CÂU CHUYỆN NÀY?
Có một người thanh niên trẻ tuổi đi vào rừng làm thợ đốn củi, anh ta hết sức cố gắng làm việc, lúc người khác nghỉ ngơi thì anh ta vẫn chăm chỉ làm, phải đến trời tối thì anh mới nghỉ. Bởi vì anh hy vọng rằng một ngày nào đó anh sẽ thành công, nên muốn tận dụng những năm tháng còn trẻ để cố gắng hơn một chút.
Thế nhưng mà, hơn nửa tháng trôi qua, anh không một lần nào có thành tích vượt qua được những người khác, trong lòng anh vừa buồn lại vừa bực bội: “Họ rõ ràng là thường xuyên nghỉ ngơi, tại sao mình lại không vượt qua được họ chứ?”
Người thanh niên nghĩ mãi không ra, cho là sự cố gắng của mình vẫn là chưa đủ, vì thế anh quyết định từ hôm sau phải càng ra sức hơn nữa mới được, không ngờ thành tích hôm sau lại không được như mong muốn, thậm chí còn kém xa mấy ngày hôm trước. Lúc này, có một vị tiền bối gọi anh ta lại uống trà, người thanh niên thầm nghĩ: “Thành tích kém như vậy, lấy đâu ra thời gian mà nghỉ ngơi”, liền lên tiếng trả lời: “Cháu cảm ơn, nhưng cháu không có thời gian ạ!”
Vị tiền bối cười và lắc đầu nói: “Cái thằng ngốc này, cứ một mực đốn củi mà không chịu mài dao mài rìu, thành tích không tốt rồi sớm muộn gì cũng chán mà bỏ thôi, thật là tinh lực quá thừa!”
Hóa ra, những người kia đều tranh thủ lúc nghỉ ngơi, uống trà, nói chuyện mà mài dao, mài rìu nên khó tránh việc thành tích đốn củi của họ lại cao như vậy. Vị tiền bối cầm chiếc rìu vừa mài sắc sáng lấp lánh lên và nói với người thanh niên: “Người trẻ tuổi đúng là phải cố gắng, nhưng cũng đừng quên rằng phải tiết kiệm sức lực, không nên dùng tận sức. Cậu thì sao, đừng quên: “Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí” (Tạm dịch: muốn hoàn thành công việc thì trước hết phải có công cụ tốt),làm việc là coi trọng hiệu suất chứ không phải là làm bừa, nâng cấp kỹ năng và năng lực của mình lại có thể giống “làm chơi mà ăn thật” đấy!”
Trong công việc ngoài cố gắng ra, cần hiểu được lúc nào phải giảm bớt áp lực cũng là điều quan trọng, dưới đây xin đưa ra một số phương pháp:
1. Hít sâu: khi cảm thấy có áp lực, hãy hít hơi thật sâu một vài lần, nó sẽ đem lại cho bạn sự bình tĩnh.
2. Tam thời tách ra khỏi áp lực: có khi việc tạm thời tách ra khỏi áp lực lại khiến bạn dễ xử lý hơn.
3. Hãy nở một nụ cười: Dù cho sự tình đang xảy ra có tệ đến đâu, hãy mỉm cười, kể cả là cười giả vờ hay cười một cách miễn cưỡng cũng được, hãy thử ngắm nhìn nụ cười của mình một chút, bạn sẽ thấy trạng thái thay đổi đấy!
4. Hãy di chuyển: Thể xác và tinh thần là một thể thống nhất, thông qua cách buông lỏng thân thể, cũng sẽ mang lại hiệu quả cho tâm lý, nếu như có thể dưỡng thành thói quen vận động, thì sức khỏe của thân thể và khả năng chống chọi áp lực sẽ tăng lên đáng kể.
5. Giải quyết với từng việc một: Khi có áp lực thông thường mọi người đều phải đối mặt với nhiều thứ đồng thời xảy ra, mà chúng chính là làm phức tạp tăng lên. Lúc này, hãy để bản thân giải quyết từng việc một, dần dần sẽ qua.
6. Tra lại một chút về ngọn nguồn của sự việc: Có lúc xảy ra việc không cách nào xử lý được, thường là bởi vì bản thân lúng túng, hãy để bản thân được yên tĩnh, rồi từ từ suy nghĩ nguyên nhân của sự việc xảy ra là gì, sau đó tìm một phương pháp thích hợp nhất để cải biến tình huống hiện tại.
ST