Những chất có rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, như các chất tẩy rửa, các loại dung môi, hóa chất… mà bà bầu vô tình tiếp xúc đều có thể gây hại cho thai nhi
Không chú ý các chất có hại trong sinh hoạt hàng ngày
Các chất hóa học hữu cơ như chất tẩy rửa, chất làm mềm, keo, sơn móng tay, thuốc trừ sâu, sơn, xăng dầu, những chất hữu cơ dễ bay hơi này thường được sử dụng để làm dung môi, trong đó benzen và methanol được sử dụng nhiều nhất trong đồ gia dụng. Ngoài ra, môi trường xung quanh ô nhiễm ví dụ như tia bức xạ mạnh, chì, pin, vật liệu xây dựng chất lượng kém v.v… đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Thời kỳ những chất có hại ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến thai nhi là trong quãng thời gian mang thai từ 8-12 tuần. Đây là thời gian quan trọng cho thai nhi phát triển các bộ phận và dây thần kinh trung ương, cũng là giai đoạn nhạy cảm nhất, dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy, nếu thai nhị chịu phải những tổn hại này, bà bầu phải bỏ thai nhi ngoài ý muốn.
Ngoài ra, trong thời kỳ phát triển hoàn thiện từ 3-8 tháng, mặc dù những chất có hại này không gây nguy hại cao cho dị tật thai nhi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển các bộ phận trong cơ thể hoặc chức năng các bộ phận đó có vấn đề, thậm chí dẫn đến sẩy thai. Chính vì vậy, các bà bầu cần phải cẩn thận và chú ý tránh xa các chất có hại này trong cuộc sống.
Hút thuốc uống rượu
Chúng ta đều biết hút thuốc và uống rượu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nếu bà bầu cũng hút thuốc uống rượu thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình mà còn gây ra nhiều bất lợi cho thai nhi.
Bà bầu uống rượu rất dễ tăng tỉ lệ dị tật cho thai. Ví dụ, tính theo mỗi cốc rượu 100ml, nếu bà bầu uống rượu trắng, rượu mạnh hay trên 4 cốc bia thì trong 100 bà bầu sinh con có 25-30 người sinh con có tim dị tật. Cũng có bà bầu phản bác nói, tôi có uống rượu bia nhưng không phải uống hàng ngày và uống không nhiều, tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo, kể cả 1 tuần chỉ uống 1 lần thì kết quả cũng như vậy. Hi vọng các bà bầu và từ bỏ hẳn.
Hút thuốc cũng gây nguy hại không nhỏ cho bà bầu. Thành phần hóa học trong thuốc lá rất phức tạp, nghiên cứu có khoảng hơn 20 chất có hại. Bà bầu hút thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, thậm chí gây dị tật, nặng sẽ bị sẩy thai hoặc phải bỏ thai. Hút thuốc cũng cấm kỵ với bà mẹ đang cho con bú vì chất độc từ thuốc sẽ truyền qua nguồn sữa vào trẻ.
Ngoài ra, bà bầu cũng phải tránh xa khỏi thuốc lá, bởi vì chất độc trong khói thuốc sẽ tạo ra môi trường ô nhiễm cho sự phát triển của trẻ trong tử cung, làm cho tế bào phôi thai tăng sinh, ảnh hưởng bất lợi cho tế bào phân hóa, dẫn đến sự phát triển bất thường của thai nhi, gây chướng ngại cho hệ thần kinh như thai phát triển trong tử cung chậm chạp, nghiêm trọng làm cho não bộ không phát triển gây đần độn, ngu ngốc.
Loạn uống thuốc
Bà bầu bị một số bệnh nào đó sẽ nguy hại đến thai nhi, trong thời gian uống thuốc chữa bệnh có thể một vài loại thuốc gây ảnh hưởng gián tiếp hoặc bất lợi cho thai nhi.
Khi mang bầu trước thời gian 8 -10 tuần, nếu uống quá nhiều thuốc kích thích như estrogen, progesterone, thuốc chống động kinh, thuốc chống khối u ung thư và một số loại thuốc khác có thể gây dị tật cho thai nhi. Bởi vì 3 tháng đầu mang thai là thời gian thai nhi phát triển mạnh, sau khi thụ tinh 20 ngày phôi thai sẽ bắt đầu phát triển thịt, xương; 30 ngày sẽ từng bước thiết lập tuần hoàn máu của phôi thai; 60 ngày sẽ hình thành khuôn mặt, tim, gan, ống tiêu hóa và cơ quan sinh dục. Nếu trong thời gian này bà bầu loạn dùng thuốc, tỉ lệ thai bị dị tật sẽ rất cao.
Ngoài ra, sau thời gian 3 tháng và trước khi trẻ chào đời, trẻ đã hình thành nên các bộ phận trong cơ thể lại tiếp tục phát triển đến hoàn thiện. Nếu bà bầu phải uống thuốc, thuốc có thể thông qua nhau thai lọt vào trong cơ thể thai nhi, có thể ảnh hưởng đến chức năng phát triển của các bộ phận mô của trẻ. Vì vậy, nếu cần phải uống thuốc các bà bầu nên triệt để tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Môi trường làm việc khép kín
Rất nhiều người nói, bà bầu ngồi lâu ở trước màn hình máy tính làm việc sẽ tăng thêm nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Thực ra không phải như vậy, có kết quả nghiên cứu cho biết, người hay phải làm việc bên máy tính không có sự khác biệt rõ rệt nào trong việc sẩy thai, sinh sớm khi so sánh với những người khác.
Nhưng tại sao vẫn không nên ngồi trong văn phòng sử dụng máy tính quá lâu? Nguyên nhân là văn phòng làm việc thông thường là không gian khép kín, ánh sáng bên ngoài không đủ, không khí không lưu thông, sinh ra rất nhiều vi sinh vật gây bệnh, kết hợp với các tài liệu, giấy in dễ bay hơi độc hại… Chính môi trường làm việc như thế này gây bất lợi cho thai nhi, làm cho thai nhi phát triển chậm hoặc không phát triển hoàn thiện một số chức năng, tương lại cũng có thể dẫn đến khó phát triển trí tuệ.
Ngoài ra, thời gian ngồi một chỗ quá lâu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, dễ làm cho bà bầu bị phù nề chân dưới, gây ra bệnh trĩ, không có lợi cho sinh nở, đến thời kỳ cuối còn chèn ép thai nhi trong bụng. Vì vậy, nếu có thể thay đổi sang làm công việc khác nhẹ nhàng hơn là tốt nhất, nếu không thể chuyển nên tăng cường thông gió trong phòng, chú ý tư thế ngồi và không nền ngồi một lúc quá lâu. Chủ động ra ngoài văn phòng đi đi lại lại, hít thở không khí trong lành, hoạt động cơ xương. Sau khi tan tầm nên đến nhiều chỗ có không khí trong lành tản bộ, như vậy sẽ giúp thai phát triển được toàn diện.
Nguồn: Tổng hợp