Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

8 thực phẩm chứa nhiều chất độc tự nhiên nhất, chị em ghi nhớ khi chế biến

KENHPHUNU.COM  | 14:00 , 20/05/2018
8 thực phẩm chứa nhiều chất độc tự nhiên nhất, chị em ghi nhớ khi chế biến

Dưới đây là 8 thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên, biết rõ để phòng tránh ngộ độc là điều cần thiết.

App hoa anh đào

Hôm qua, khu em có vụ cả nhà ngộ độc đi viện các mẹ ạ. Nghe ngóng thấy bảo mặt mày ai cũng tím tái lại, trẻ con thì nôn thốc nôn tháo, theo xét nghiệm thì bác sĩ kết luận: ” Độc chất cyanide trong măng gây ngộ độc”.

Hóa ra là do sơ chế măng không kĩ khiến trong quá trình xào nấu, độc tố tự tự nhiên tự phát ra. Nguy hiểm thật các mẹ ạ, giờ phải cẩn thận từng tí một chứ xểnh ra là ăn phải những thứ có hại rồi. Chị em cũng cần ghi nhớ kĩ 7 loại thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên mà chúng ta hay ăn hàng ngày dưới đây để bảo vệ cả nhà an toàn nhé!

1. Chất độc trong măng

Độc tố tự nhiên trong măng tươi có làm lượng lớn tên là Cyanide, chiếm khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng tươi có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành axít cyanhydric, là một chất cực độc đối với cơ thể.

Người bị ngộ độc do sử dụng măng tươi không qua quá trình ngâm luộc, hoặc uống nước luộc măng. Cyanid trong măng được hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa vào máu rồi đến các cơ quan. Ngộ độc nhẹ thì sau vài giờ sẽ có biểu hiện: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn. Nặng thì khó thở, lẫn, tụt huyết áp, hôn mê, co giật, cứng hàm, thậm chí là tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.

Giải pháp:

– Nên rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1, 2 lần trước khi ăn.

– Luộc và ngâm măng đến khi măng có mùi chua, ngả màu vàng thì hàm lượng cyanide chỉ còn khoảng 9mg trong mỗi kg măng.

2. Độc tố từ mật cá trắm

Thịt cá trắm rất ngon và bổ dưỡng, luôn là loài cá được nhiều bà nội trợ chọn mua chế biến cho bữa ăn gia đình. Thế nhưng, mật cá trắm rất độc bởi có chứa alcool gây xuất huyết, tổn thương nội tạng, đặc biệt là ống thận. Ngoài ra, chất này sau khi vào dạ dày, được hấp thu vào máu đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp.

Triệu chứng xuất hiện 1 – 2 giờ sau khi uống mật cá: người bệnh thấy khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy, 1 ngày sau thấy đái ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp, vàng da nhẹ, dần tới suy thận, suy gan và có thể tử vong nếu không đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện để lọc máu.

Giải pháp:

– Khi sơ chế cá nên nhẹ nhàng làm sạch ruột và lấy mật ra, đừng để mật bị vỡ gây nhiễm độc cho cá

– Tuyệt đối không nuốt hay uống mật để chưa bệnh theo tin đồn.

3. Sứa biển

Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Các món gỏi hoặc nấu ăn bún từ sứa đều rất ngon. Tuy nhiên, ăn sứa vào mùa chúng sinh sản sẽ rất nguy hiểm bởi chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, vô tình chạm phải sẽ gây dị ứng, rát, bỏng. Còn độc tố khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu chảy kéo dài, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp…

Giải pháp:

Để bảo đảm an toàn, phải chế biến sữa thật kỹ, ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc… rồi mới sử dụng

4. Chất độc từ nấm

Trên thực tế, có rất nhiều loại nấm: có loại nấm lành và có loại độc, ai không may ăn phải nấm độc sẽ xuất hiện triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, tiêu chảy, co giật, ảo giác… sau 6 – 24 giờ sau ăn dẫn tới suy gan và suy thận cấp. Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Giải pháp:

– Không nên ăn những loại nấm lạ, thử nấm mới, nấm ven đường

– Sơ chế sạch nấm trước khi chế biến vì dù là nấm ăn được nhưng vẫn có thể còn thuốc trừ sâu

5. Chất độc trong sắn

Đây là thực phẩm chứa chất độc tự nhiên. Trong sắn có chứa chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc.

Giải pháp:

– Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, khi ấy lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.

6. Lạc bị mốc

Lạc (đậu phộng) tươi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Nhưng nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt…, lạc dễ bị mốc. Nấm mốc trên lạc rất độc, người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…

Giải pháp:

– Phòng tránh bằng cách phơi khô, bảo quản tốt, tránh để ẩm mốc

– Không ăn những hạt lạc đã bị mốc, thâm đen hoặc những hạt bất thường.

– Rang lạc thật kĩ trước khi sử dụng.

7. Gừng dập

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi, hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì sẽ gây hại cho cơ thể.

Trong quá trình dập nát, hư hỏng bên trong củ gừng làm sản sinh ra một chất độc hại có tên là shikimol với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan ở một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này được hấp thụ rất ít.

Giải pháp:

– Nếu thấy gừng có phần hư hỏng, thối thì vứt đi không dùng nữa,

– Bảo quản gừng ở nơi thoáng mát, dùng ngay khi mua về.

8. Độc tố trong củ cải

Vỏ củ cải chứa chất độc. Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc.

Giải pháp:

– Khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc.

– Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.

Tổng hợp

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep