Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

BẠN BIẾT GÌ VỀ 8 MÓN ĂN CÓ TRONG MÂM CỖ CÚNG ÔNG TÁO?

KENHPHUNU.COM  | 11:00 , 01/02/2016
BẠN BIẾT GÌ VỀ 8 MÓN ĂN CÓ TRONG MÂM CỖ CÚNG ÔNG TÁO?

Ngày Tết ông Công ông Táo đã cận kề, mọi nhà đang sửa soạn mâm cơm cúng sao cho thật đầy đủ mà vẫn đảm bảo tính truyền thống. Hãy cùng điểm danh một số lợi ích sức khỏe của 8 món ăn thường thấy trong mâm cổ này nhé.

App hoa anh đào

1. Thịt lợn nạc luộc

Trong mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường có thịt lợn nạc vai luộc. Đĩa thịt này có vị ngọt, mặn, tính bình, vào tỳ vị thận, có tác dụng tư âm nhuận táo.

Đặc biệt, thịt lợn nạc vai giúp tăng cường miễn dịch trong trường hợp nhiễm khuẩn, sốt cao, mất nước, ho khan, táo bón, đái tháo đường, suy kiệt thiểu dưỡng. Ngoài luộc, bạn có thể nấu, hầm, chiên, nướng, quay, rang với thịt lợn nạc vai đều rất ngon và bổ dưỡng.

2. Canh mọc

Bát canh mọc chủ yếu gồm thịt lợn nạc, nấm, rau củ quả và thêm nước gia vị nấu thành canh, vớt bỏ bã đương quy. Canh mọc dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, huyết hư thiếu máu, sau khi bị bệnh dài ngày, mỏi mệt gầy yếu (bổ âm, bổ huyết, bổ can thận).

3. Xôi gấc

Món xôi gấc giúp bổ mắt, làm đẹp da, vô hiệu hóa đến 75% các chất gây ung thư. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng và thành phần hóa dược của quả gấc, dầu gấc giúp điều trị các rối loạn tổn thương do dioxin và đề phòng tiền ung thư gan.

4. Cá chép

Bestie ca chep

Ngoài cúng cá chép sống, nhiều gia đình có thể cúng cá chép rán. Xét về góc độ dinh dưỡng, cá chép là thực phẩm rất bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét… đặc biệt tốt cho thai phụ. Ngoài ra, cá chép còn trị được nhiều bệnh về gan, thận.

5. Hoa quả

Vào ngày lễ ông Công ông Táo, ngoài bày biện lễ vật và đồ mã cúng, người ta thường không thể thiếu những hoa quả tươi ngon như chuối, bưởi, táo, thanh long... Đây không chỉ đơn thuần là những loại quả thơm ngọt mà còn cho giá trị dinh dưỡng cao.

Trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và các vitamin giúp bạn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, giảm nguy cơ bệnh tật. 

6. Trà sen

Trong mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp cũng không thể thiếu ấm trà sen thơm nồng. Loại trà này được xem như vị thuốc quý giúp cân bằng sức khỏe, giảm mỡ máu. Ngoài ra, trà sen còn có công dụng tuyệt vời trong làm đẹp, giúp làn da căng mịn, khỏe mạnh.

Những tinh chất trong lá sen hỗ trợ sự hoạt động của lá lách, ngăn chặn hình thành chất béo thông qua cơ chế trao đổi chất, từ đó hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng từ ruột non đến các cơ quan khác trong cơ thể và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Chính vì vậy, với những người bị tăng cân do ăn quá nhiều chất béo, dầu mỡ, ít vận động thì việc uống trà sen thường xuyên sẽ giúp giảm cân hiệu quả và nhanh chóng.

7. Rượu gạo

Rượu gạo được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu. Rượu gạo chưa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có gluxit, protit, lipit, các muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin B1. Do đó, rượu gạo giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa.

Những người tiêu hóa kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một bát nhỏ 50 – 60ml rất tốt. Ngoài giá trị bổ dưỡng, y học cổ truyền cũng thường dùng rượu để dẫn thuốc vào tỳ vị và thần kinh. Rượu gạo cũng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu và có thể là liệu pháp thay thế thuốc hạ huyết áp đối với những bệnh nhân không dùng được loại thuốc này.

8. Bánh chưng

Những chiếc bánh chưng cổ truyền không chỉ giàu dinh dưỡng mà trong y học, bánh chưng còn được biết đến là vị thuốc có lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.

Đậu xanh trong bánh chưng có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Trong dân gian, người xưa thường dùng đậu xanh để phòng những bệnh viêm nhiệt hoặc giải độc tố trong người rất tốt.

Theo Người Đưa Tin

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep