Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Cha mẹ có tâm thái sống tích cực tương lai con trẻ sẽ càng thành công

KENHPHUNU.COM  | 11:00 , 01/01/2021
Cha mẹ có tâm thái sống tích cực tương lai con trẻ sẽ càng thành công

Không phải lúc nào nói nhẹ nhàng cũng là tốt đôi khi cũng cần nghiêm nghị và nghiêm khắc và ngược lại nói nặng lời quá cũng không tốt cũng cần nhỏ nhẹ khuyên bảo con trẻ.

Mẹ ơi sao mẹ không ở nhà với con, tại sao mẹ phải đi làm? Khi gặp câu hỏi này bạn sẽ trả lời con bạn thế nào?

Một đứa trẻ hỏi mẹ mình: Mẹ ơi, tại sao mẹ bỏ con và đi làm? Người mẹ liền trả lời: Mẹ cần đi làm để kiếm tiền mua đồ ăn, đóng học phí cho con. Đứa trẻ nghe xong chỉ lặng lẽ cúi đầu: Hóa ra con làm mẹ mệt mỏi như vậy.

Cùng một câu hỏi, một bà mẹ khác trả lời: Mẹ đi làm để học điều mới mẻ, để kết bạn và tìm niềm vui. Giống như con là học sinh cần phải đi học và kết bạn. Đứa trẻ nghe xong mỉm cười nói: Con biết rồi ạ!

Nhà tâm lý học người Mỹ Adele Farber từng nói: Đừng đánh giá thấp tác động lời nói của bạn đến cuộc sống của trẻ.

Ảnh minh họa

Hai câu trả lời trên phản ánh hai thái độ khác nhau. Khi đứa trẻ đặt câu hỏi tại sao mẹ phải đi làm, tức là đứa trẻ đang tò mò về thế giới bên ngoài, câu trả lời của cha mẹ sẽ tác động đến suy nghĩ của trẻ về nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai.

Có lẽ nhiều phụ huynh sẽ thấy buồn cười khi đề cập đến vấn đề này và cho rằng nó không đáng bàn luận. Nhiều người cảm thấy bọn trẻ hỏi câu này thật là phiền phức. “Nếu không đi làm thì lấy đâu ra tiền mà tiêu. Đồ chơi, sách vở, quần áo từ đầu đến. Mọi thứ đều cần dùng tiền mua, mẹ không đi làm thì tiền đâu mua những thứ đó.”

Thế nhưng hãy suy nghĩ kỹ, nếu bạn trả lời con mình như thế thì chúng sẽ nghĩ thế nào.

Một bé gái 5 tuổi đã khóc thét và ném kẹo vào mẹ khi nghe câu trả lời: Mẹ đi làm để mua kẹo cho con. Vừa vứt kẹo cô bé vừa khóc nói: Con không cần kẹo, sau này con sẽ không ăn kẹo nữa.

Trong tâm trí non nớt của trẻ chúng chỉ muốn cha mẹ cho chúng nhiều thời gian, nhiều sự quan tâm hơn. Bởi vì khi người lớn đi làm, trẻ không được thường xuyên gần gũi cha mẹ chúng sẽ cảm thấy bất an.

Trong một lá thư gửi con gái, một người cha đã từng viết: Bố không bao giờ nói rằng đi làm để kiếm tiền vì bố không muốn con nghĩ tiền sẽ quan trọng hơn con. Bức thư này sau đó được người con lưu giữ nhiều năm, kể cả sau khi người cha đã mất.

Cô gái chia sẻ: Bố luôn cho tôi cảm giác rằng dù ông làm gì, đi đâu thì trong lòng ông tôi vẫn là quan trọng nhất.

Hãy cho trẻ biết, ngay cả khi bố mẹ bận rộn làm việc, họ vẫn yêu con

Trong một chương trình có tên: “Thiếu niên nói” một cô bé đã hét lên rằng: Mẹ ơi mẹ có yêu con không, sao mẹ có thể nói nhiều chuyện với người lạ vậy mà không thể nói chuyện với con. Khi con muốn nói chuyện với mẹ, mẹ lại bận rộn và lạnh lùng với con. Con không biết mẹ có yêu con không nữa?

Tiếng khóc của cô bé khiến khán giả rơi nước mắt. Thực tế nhiều phụ huynh vất vả làm việc để mong cho con mình có cuộc sống và điều kiện giáo dục tốt đẹp, tuy nhiên nhiều trẻ có thể sẽ không hiểu được, bởi vì chúng chỉ thấy cha mẹ làm việc và không quan tâm đến sự có mặt của chúng.

Với trẻ, cha mẹ là cả thế giới của chúng. Chúng mong muốn được đồng hành cùng cha mẹ, chúng không muốn cha mẹ chỉ lo làm công việc mà bỏ qua chúng. Chỉ cần một cái ôm, lời hỏi thăm đều sẽ khiến trẻ thấy cha mẹ vẫn luôn bên mình.

Cha mẹ thường phàn nàn về khó khăn trong công việc trước mặt con cái. Điều này gây ảnh hưởng gì?

Một người mẹ hay than phiền mệt mỏi sau giờ làm việc với con gái. Lúc thì cô chê người sếp khó tính, lúc thì cô than công việc căng thẳng, làm thêm giờ mà không có lương.

Một ngày con gái nói với người mẹ này: Mẹ ơi con học nhiều đau đầu. Giáo viên dạy toán của con giao rất nhiều bài tập về nhà, con ghét đi học. Thật tốt nếu không cần phải đến trường.

Người mẹ nghe vậy liền tức giận: Con còn nhỏ mà không muốn đi học, thật hư đốn. Ngay lập tức, cô con gái hỏi mẹ: Tại sao mẹ được phép ghét đi làm mà con thì không được?

Vậy mới nói truyền áp lực công việc cho con cái sẽ chỉ tạo thành khối u ác tính trong tim con trẻ.

Cha mẹ đừng truyền năng lượng tiêu cực của cuộc sống cho con bạn, bởi vì nó sẽ làm sâu sắc thêm sự ác cảm của trẻ với việc học hành ảnh hưởng đến tương lai của chúng.

Tôi từng chứng kiến một câu chuyện của cô lao công gần nhà.

Sáng sớm mùa đông khi trời còn lờ mờ tối, người mẹ chia tay con trai và đi làm sớm.

Đứa nhỏ mới 5 tuổi, đôi mắt còn ngái ngủ mếu máo khóc: Mẹ sao mẹ bỏ con đi làm sớm thế ạ?

Người mẹ ôm đứa trẻ vào lòng, mỉm cười nói: Con có phải mỗi ngày đi bộ trên đường đến trường không? Con có thích con đường mình đi đầy bùn đất và rác thải không?

Đứa trẻ liền trả lời không ạ, bà mẹ khen đứa trẻ: Con thật ngoan, mẹ phải ra đường sớm để dọn đường như vậy mỗi ngày các bạn nhỏ như con đi đường sẽ thấy sạch sẽ và hạnh phúc.

Cậu bé nghe thấy vậy cười tít mắt, dơ ngón tay cái với mẹ: Mẹ ơi, mẹ thật vĩ đại.

Đôi khi thái độ của cha mẹ với công việc cũng là thái độ của họ với cuộc sống. Những người tiêu cực thường phàn nàn về bản thân và những bất công trong cuộc sống.

Ngược lại những người sống tích cực, lạc quan lại có thể tạo ra những thành tựu tốt, và một cuộc sống hạnh phúc mà mọi người đều mong muốn.

Trẻ em chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ chúng. Hãy để những đứa trẻ lớn lên trong môi trường mà cha mẹ luôn chăm chỉ làm việc, để chúng hiểu được chăm chỉ làm việc sẽ có cơ hội thành công trong cuộc sống.

Cha mẹ là người hướng dẫn cuộc sống của trẻ. Bất kỳ lời nào cha mẹ nói sẽ để lại dấu ấn trên hành trình trưởng thành của mỗi đứa con.

Vì vậy ngay cả khi bạn mệt mỏi vì công việc, cũng nên kiên nhẫn với con của mình, truyền động lực tích cực để những đứa trẻ có cái nhìn tươi sáng về cuộc sống tương lai.

Truyền động lực cho con cái cũng cần phải lý trí

Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách khác nhau, có trẻ thích nói nhẹ nhàng có trẻ lại phải lời có sức nặng mới nghe thế nên các bậc phụ huynh cũng nên tùy bệnh mà bốc thuốc. Không phải lúc nào nói nhẹ nhàng cũng là tốt đôi khi cũng cần nghiêm nghị và nghiêm khắc và ngược lại nói nặng lời quá cũng không tốt cũng cần nhỏ nhẹ khuyên bảo con trẻ.

Biên tập: Thiên Hà

Nguồn: Sohu

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep