Từ trước đến nay, tôi luôn là niềm tự hào của cha mẹ. Khi còn nhỏ, tôi đã có một thành tích học tập tốt, một vẻ ngoài đáng yêu. Tôi luôn nhận được nhiều lời khen ngợi cùng những ánh mắt ghen tỵ khi đi cùng cha mẹ.
“Đây là con trai ông đấy ư? Thằng bé thật ngoan? Cháu học hành thế nào? Cái gì? Năm nào cũng được học sinh giỏi nhất lớp à? Ngưỡng mộ quá”.
Những lúc như vật, cha đều xoa đầu tôi, vẻ mặt đầy hãnh diện. Từng nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ tôi cũng giãn ra.
Khi không còn mẹ…
Sau này lên đại học, từ lúc nhận được giấy báo trúng tuyển của trường đại học danh giá, cha mẹ tôi được nhiều người biết đến. Nhắc đến tên của họ, mọi người sẽ thốt lên: “Ồ, biết chứ, họ có một cậu con trai đang học trường đại học ở thành phố đấy!”.
Ảnh minh họa
Sau đó, tôi đầu quân cho một công ty nước ngoài. Dù chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường, nhưng tấm “MBA, GDP” thỉnh thoảng thốt ra từ miệng tôi đã khiến cha mẹ tôi tròn mắt kinh ngạc. Con cái của người khác bị cho nghỉ việc, thất nghiệp, nhưng con trai họ kiếm được đô la Mỹ. Chao ôi, cha mẹ khó mà không tự hào.
Tôi đã trở thành chủ gia đình. Nếu ở nhà có việc gì, việc đầu tiên cha mẹ nghĩ đến là gọi điện cho tôi để nhờ tư vấn. Ngay cả khi tôi nghĩ rằng có điều gì đó sai với ý tôi, tôi chỉ cần nhỏ giọng bày tỏ ý kiến của mình. Khi tôi nói với họ bằng lời lẽ thiếu tôn trọng, rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy thế gian, rằng “ếch ngồi đáy giếng”, họ sẽ liên tục bảo nhau: “Hãy nghe con đi, nó hiểu biết rộng, cách của nó sẽ tốt hơn mà”.
Tôi không bao giờ cảm thấy điều gì bất ổn. Tôi hiếm khi nói về bố mẹ mình trước mặt đồng nghiệp. Họ thật bình thường, thậm chí chỉ là những người lao động dưới đáy khiêm tốn nhất trong thành phố nhộn nhịp này.
Cho đến một ngày, một đồng nghiệp mới đến văn phòng. Anh thường xuyên kể về mẹ mình với những lời đầy tự hào. Anh nói: “Mẹ em đẹp lắm, mẹ đảm đang, hát dân ca hay…”. Chúng tôi đều biết anh là người quê, nhưng trong cách miêu tả của anh, mẹ anh hiện lên là một người phụ nữ thôn quê trẻ trung, xinh đẹp.
Một hôm, người đồng nghiệp mời chúng tôi đến nhà ăn cơm vì có mẹ ở quê lên chơi. Vừa nhìn thấy mẹ anh ta, tôi thầm cười và nghĩ: “Người này đúng là khoe khoang”. Mẹ của anh ta là một bà già vừa đen vừa gầy, giống như một quả táo khô quắt queo.
Đồng nghiệp của tôi phải kéo bà ra, giới thiệu với từng người. Mẹ anh cười ngượng nghịu, nhưng đồng nghiệp cứ ôm mẹ trìu mến và hỏi chúng tôi: “Mẹ tôi đẹp không? Mẹ nấu ăn rất ngon phải không?”. Chúng tôi đều cảm thấy món ăn rất nhạt nhưng cũng ậm ừ đồng tình.
Tâm Thư Của Người Mẹ Già 80 Tuổi: “Cảm Ơn Con Đã Báo Hiếu, Nhưng Mẹ Hối Hận Vì Đã Sinh Ra Con”
Khi người mẹ đang rửa bát, anh ấy nói với chúng tôi: “Mọi người biết không, mẹ tôi là góa phụ từ rất trẻ. Một người phụ nữ đơn thân khó khăn như thế nào ở chốn nông thôn, nhưng mẹ không dựa vào người khác. Mẹ chỉ dựa vào chính mình, một tay lo cho tôi học xong đại học. Tôi chưa bao giờ thấy mẹ khóc vì đau khổ hay mệt mỏi, tôi tự hào vì có một người mẹ như vậy”.
Chúng tôi đều lặng đi, có lẽ ngay lúc đó ai cũng nghĩ đến cha mẹ mình, nghĩ đến những lời phàn nàn vô lý của chúng ta đối với họ, chỉ vì cha mẹ không mua được nhà cho mình, không có thu nhập cao, không có khả năng tìm cho mình một công việc tốt.
Chúng ta mặc nhiên cho rằng mình là niềm tự hào của cha mẹ, để cha mẹ nở mày nở mặt. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hào vì có cha mẹ như họ chưa?
Tối hôm đó, thay vì quay lại căn nhà thuê, tôi quay về nhà với cha mẹ. Sau khi đi làm, tôi cảm thấy nhà của cha mẹ lộn xộn, thiếu ánh sáng nên đã thuê nhà ở bên ngoài. Thấy tôi về nhà, mẹ tôi hớn hở đi làm bữa ăn đêm, cha tôi đi đun nước nóng cho tôi rửa chân.
Tôi ngấn nước mắt. Tôi trẻ tuổi kiêu ngạo, nóng nảy, coi thường cha mẹ già. Tôi nghĩ họ nên tự hào vì có một đứa con trai như tôi, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc họ thế nào. Nghĩ lại mới thấy chính mình thật nông cạn. Mình là niềm tự hào của cha mẹ, chẳng phải cha mẹ cũng là niềm tự hào của mình sao?
St