Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Đàn ông lương 10 hay 100 triệu/tháng không quan trọng bằng lời hứa sống tử tế với vợ con

KENHPHUNU.COM  | 19:00 , 06/01/2020
Đàn ông lương 10 hay 100 triệu/tháng không quan trọng bằng lời hứa sống tử tế với vợ con

Từ xưa đến nay, người đàn ông luôn được coi là trụ cột trong gia đình, là người lo toan kinh tế cho vợ con. Chính vì thế, bất kì cô gái nào khi quyết định về chung sống với một người đàn ông cũng đều có những nỗi niềm lo toan riêng về tài chính.

App hoa anh đào

Nói nghe thực dụng nhưng muốn đảm bảo được cuộc sống gia đình thì cần phải có tiền. Đó đều là điều hiển nhiên mà đàn ông cần đáp ứng để duy trì được cuộc sống cho gia đình mình.

Lo lắng khi phải gồng gánh thêm những khoản nợ sau khi kết hôn hoặc thậm chí sợ phải lo toan quá nhiều thứ nên không ít người đều để tâm đến thu nhập của người bạn đời trước khi cân nhắc về chung một nhà.

Có người 6 – 7 triệu vẫn đủ tiêu xông xênh hàng tháng, có người 10 – 15 triệu vẫn chẳng dám yêu đương chứ chưa kể bước vào hôn nhân.

Bởi đơn giản mức lương nào cũng sẽ ứng với mức sống tương tự, tiền ít tiêu ít mà tiền nhiều có cách xài của nhiều. Chẳng thế mà mới đây, một câu chia sẻ trên MXH của 1 cô gái khi nói: Đàn ông lương tháng 10 triệu mà đòi cưới vợ? đã gây tranh cãi vô cùng sôi nổi.

Vẫn biết chuyện lương tháng bao nhiêu mới đủ để người đàn ông tự tin kết hôn còn phụ thuộc vào quan niệm của từng người. Thế nhưng, đó lại chỉ là cái nhìn của bề nổi sự việc mà thôi bởi không quan trọng lương bao nhiêu, quan trọng là người đàn ông đó chịu bỏ ra bao nhiêu cho gia đình mình.

Đừng nghĩ lấy được chồng lương tháng cả trăm củ là anh ta sẽ cung cúc dâng tiền hằng tháng đưa vợ một cách dễ dàng. Bởi có rất nhiều đàn ông lắm tiền, giàu có mà vẫn ki bo keo kiệt từng đồng với vợ con kia kìa.

“Sau đám cưới, chồng tôi bỗng trở thành con người khác hẳn. Trước đây, anh thoải mái chuyện chi tiêu bao nhiêu thì bây giờ tính toán bấy nhiêu. Chồng đi làm mang tiếng lương gần 40 triệu thế song hàng tháng anh không chịu bỏ ra đồng nào để góp tiền sinh hoạt cho vợ chi tiêu.


Ảnh minh họa

4 năm sống cùng với nhau nhưng tôi đã phải bao tất các khoản chi tiêu trong gia đình: ăn uống, điện nước, gas, Đιệи тнσạι, tiền học cho con, quần áo, đồ dùng và nhiều khoản tiền đối nội đối ngoại khác…

Lương lão 38 triệu/tháng thì lão để cả 37 triệu vào tài khoản tiết kiệm, chỉ để 1 triệu để chi tiêu cá nhân.

Có lúc chi tiêu cá nhân của chồng không đủ, chồng còn quay sang thản nhiên xin vợ tiền. Là vợ mà chẳng được cầm tiền của chồng nên tôi cũng tự ái không thèm hỏi han hay đếm xỉa đến lương lậu của lão nữa.

Nhiều lúc tôi chán nản vì lấy phải lão chồng kẹt sỉ thì anh chỉ nói: “Tiền tiết kiệm là tiền phòng thân. Anh cất đi tiêu của em thôi cũng đủ rồi. Tiền đó nhỡ sau này cần đến thì còn lôi ra”.

Mỗi khi nghe chồng nói thế là tôi chỉ nhếch mép, chờ được cái ngày lão ‘đóng gạch’ ấy lôi tiền ra chắc tôi cũng nằm xuống lỗ lâu rồi. Chồng bủn xỉn là thế nhưng chưa khi nào tôi nghĩ đến chuyện li hôn vì dù sao anh cũng chẳng phải loại chơi bời, đàn đúm hay phá phách gì.

Chỉ đến khi chuyện đó xảy ra, tôi phải suy nghĩ lại. Mẹ đẻ tôi ốm đau suốt thời gian gần đây nên đi khám thì nhận được kết quả υиɢ тнư giai đoạn 2. Cả nhà lo lắng nhưng đều có niềm tin rằng sẽ vượt qua được.

Vì vậy mà mấy anh chị em có bàn nhau góp tiền đưa mẹ đi chữa bệnh, người ít người nhiều đều cố gắng hết sức mình. Lương tôi cũng được nhưng trước giờ chi tiêu sinh hoạt rồi nuôi chồng xong cũng chẳng thừa được bao nhiêu.

Nghĩ đến khoản tiền chồng kêu tiết kiệm để đó nên cũng ướm hởi thử xem vay anh 400 triệu nhưng chồng tôi liền kiếm cớ chối quanh co, nào là đ.ầ.u t.ư, nào là cho bạn vay.

Ức quá, tôi hỏi thẳng: “Anh không muốn cho em vay tiền chữa bệnh cho mẹ đúng không?” thì lão ừ luôn: “Nói em đừng giận chứ υиɢ тнư chữa làm sao được. Tốt nhất là bây giờ em bảo với các anh chị rằng để bà vui vẻ với con cháu nốt thời gian còn lại đi. Mà quan điểm của anh là mẹ ai người nấy lo. Nói gở mồm chứ nếu mẹ anh có việc gì thì anh cũng không hỏi tiền em”.

Chồng chưa nói hết câu mà tôi đã muốn vả cho anh ta một cái rồi bỏ về nhà ngoại. Thực sự suốt 4 năm ở với nhau, dẫu có vô vàn lần chán nản vì bộ mặt thật của chồng nhưng chưa khi nào tôi nghĩ đến chuyện ly hôn.

Thế nhưng lần này chẳng khác nào giọt nước tràn ly, chi li tiền sinh hoạt với vợ đã đành đằng này anh còn tính toán với cả vấn đề sống ςђết của mẹ vợ thì tôi tuyệt đối không thể chấp nhận.

Đợi lo lắng cho xong chuyện của mẹ lần này rồi tôi cũng ly hôn mà thôi. Chồng lương tháng chục củ hay trăm củ mà chẳng thể tử tế được với vợ con thì thà không có còn hơn, кιếм ông chồng lương dăm ba triệu mà sống có tình có nghĩa”.

Đàn ông tiền nhiều hay ít không quan trọng, có 100 triệu mà không lo được cho vợ con thì cũng chẳng thể bằng người 5 triệu mà biết đưa hết cho vợ chi tiêu. Thế mới nói, rào cản hôn nhân không chỉ bắt nguồn từ suy nghĩ, lối sống mà còn cả vấn đề kinh tế.

Vì thế, dù thực dụng hay không thực dụng nhưng khi quyết định tiến tới hôn nhân, chuyện tiền bạc của đàn ông cần để ý là đúng. Nhưng hơn hết, cái mà chúng ta cần suy nghĩ hơn cả là người đó liệu có phải là người sống hết lòng vì mình hay không mà thôi.

Đàn ông có nhiều tiền cũng tốt đấy nhưng tiền đó chẳng phải để cho vợ con thì lấy về làm gì.

Theo WTT

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep