Lợi ích của rau xanh đối với bà bầu
Khi mang thai, phụ nữ cần cung cấp cho mình đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Trong đó, vitamin và khoáng chất có nhiều nhất trong các loại rau xanh tốt cho bà bầu. Chủ yếu gồm:
Vitamin C cực kỳ quan trọng trong việc hình thành xương, răng cũng như các mô liên kết cho thai nhi. Bổ sung nhiều vitamin C cũng giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật thần kinh và tăng cân khoẻ mạnh
Beta Carotene thúc đẩy phát triển tế bào và mô cho cơ thể em bé, hoàn thiện thị lực và hệ thống miễn dịch ngay từ trong bụng mẹ.
Canxi giúp hình thành hệ xương và củng cố xương cho mẹ, giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Kali có vai trò điều hoà huyết áp.
Ăn rau xanh nhiều còn bổ sung thêm chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón thường xảy ra ở phụ nữ mang thai.
Rau xanh luôn là loại thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng cho sức khoẻ con người. Bà bầu ăn nhiều rau xanh sẽ không bị tăng cân quá mức gây nên các biến chứng thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp… Ngoài ra, điều này giúp bạn giảm cân dễ dàng sau khi sinh, lấy lại vóc dáng thon gọn trước khi có em bé.
Theo đó, mẹ hãy chọn các loại rau củ quả giàu dưỡng chất trên để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của mình.
8 loại rau tốt cho bà bầu trong thai kỳ
Để chắc chắn về các loại rau tốt cho bà bầu cần bổ sung trong 9 tháng mang thai, mẹ hãy cùng tham khảo danh sách sau đây:
Bí đỏ
Các dưỡng chất có trong thân, hoa, lá, quả của bí đỏ đều tốt cho phụ nữ mang thai.
Bạn có thể xào hoặc luộc đọt bí non, hoa bí xào tỏi hoặc thịt bò. Quả bí đỏ nấu canh xương vừa có tác dụng hồi phục thể lực, vừa kích thích được cảm giác thèm ăn cho bà bầu.
Atiso
Atisô rất giàu choline, folate, magiê, chất xơ, ít béo và cholesterol giúp bảo vệ thai nhi chống lại nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa trẻ sinh ra nhẹ cân, giảm táo bón khi mang thai, giảm chuột rút và chứng bồn chồn khi mang thai.
Cách chế biến đơn giản là bạn hầm bông atiso với chân giò heo để uống nước canh, vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.
Ngoài ra, bạn có thể uống trà atiso hằng ngày thay cho nước lọc vừa mát gan, vừa có lợi cho thai nhi.
Rau chân vịt (cải bó xôi)
Đây là loại rau có hàm lượng vitamin C nhiều nhất trong các loại rau xanh và là gợi ý trong những loại rau tốt cho bà bầu ba tháng đầu.
Rau chân vịt có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ: quản lý bệnh đái tháo đường, giúp hình thành hệ xương, hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa các bệnh về mắt, giúp hệ thần kinh thai nhi phát triển khoẻ mạnh…
Tuy nhiên chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ cần 1 – 2 bữa ăn có rau chân vịt là đủ.
Đậu bắp
Trung bình nửa chén đậu bắp có chứa 36,5 gam axit folic. Điểm cộng nữa là đậu bắp có rất nhiều chất xơ hỗ trợ tình trạng táo bón và không làm tăng lượng đường trong máu chúng ta.
Cà chua
Phụ nữ mang thai nên thường xuyên bổ sung cà chua trong thực đơn dinh dưỡng của mình để giảm stress và chống lão hoá.
Các món ăn từ cà chua rất dễ chế biến như salad rau, cá sốt cà, canh cà chua trứng, nước ép cà chua…
Súp lơ xanh
Trong các loại rau tốt cho bà bầu không thể thiếu súp lơ xanh. Do chứa nhiều sắt và axit folic nên loại rau này vừa hỗ trợ sức khoẻ cho bà bầu, vừa hỗ trợ cho thai nhi phát triển toàn diện.
Để chế biến súp lơ xanh bạn nên luộc hoặc hấp chín, xào với thịt bò để giữ nguyên chất dinh dưỡng có trong rau.
Rau cải chíp (cải thìa)
Bên cạnh sắt và canxi, cải chíp giàu cả kali, omega 3 và vitamin có lợi khác. Đây đều là các vi chất cần thiết tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Rau cần
Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ… Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp…
Những loại rau bà bầu không nên ăn
Ngoài những loại rau tốt cho bà bầu cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của mình thì cũng có một số loại rau xanh không thích hợp với phụ nữ mang thai, thậm chí nếu ăn nhiều bà bầu có nguy cơ sảy thai.
Bà bầu hãy lưu ý danh sách các loại rau sau đây:
Ngải cứu: Bà bầu ba tháng đầu ăn nhiều ngải cứu sẽ gia tăng nguy cơ ra máu, co bóp cổ tử cung nên dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Rau ngót: Rau ngót cho bà bầu sẽ có nguy cơ sảy thai cao do rau có chứa hàm lượng papaverin cao. Các mẹ đã có tiền sử sảy thai thì không nên ăn loại rau này.
Rau răm: Đây là loại rau đứng đầu danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn vì có thể gây thiếu máu cho thai phụ, thậm chí là sảy thai, sinh non.
Rau sam: Do có tính hàn khá cao giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể nhưng lại gây kích thích co bóp tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
Rau chùm ngây: Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy rau chùm ngây nằm trong danh sách những loại xanh bà bầu không nên ăn.
Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rau chùm ngây cũng có chứa chất alpha-sitosterol, một loại hormone tương tự estrogen với chức năng ngăn ngừa mang thai, làm co bóp tử cung từ đó dẫn tới sảy thai.
Lưu ý khi dùng rau xanh
Những loại rau xanh tốt cho bà bầu sẽ phát huy tối đa tác dụng dinh dưỡng của nó nếu như chúng ta ăn đúng cách, ăn với số lượng hợp lý và sử dụng nguồn rau sạch sẽ.
Để hạn chế tình trạng rau bị phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, ngâm chất độc hại… bạn nên lựa chọn nguồn rau có xuất xứ rõ ràng. Khi mua về nên ngâm rửa qua nước muối từ 5 – 10 phút để loại bỏ các chất bẩn, chất hoá học.
Bà bầu cần tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Vì vậy nên hạn chế ăn rau sống để phòng ngừa tiêu chảy, đau bụng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên nấu quá kỹ vì sẽ làm mất đi các vitamin trong rau.
Mẹ bầu cũng đừng nên ăn rau quá nhiều mà quên kết hợp với các thực phẩm khác gây mất cân bằng chất dinh dưỡng. Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần ăn khoảng 400 gam rau xanh là đủ, nên thay đổi mỗi ngày để đa dạng các loại xanh và dưỡng chất cần cho sức khoẻ của mẹ và phát triển của bé.
Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như tạo "đà" cho sự phát triển sau này của bé. Với những loại rau tốt cho bà bầu, chị em không nên bỏ qua và đừng quên cập nhật thêm vào danh sách thực đơn để có một thai kỳ khoẻ mạnh cho cả mẹ và bé.
Nguồn: An Nhiên/Phụ Nữ Sức Khỏe