Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi bây giờ đạt chiều dài 17 cm tính từ đầu tới mông nhưng sự thay đổi đáng kể của bé là ở cân nặng. Hiện tại em bé nặng 310g. Không chỉ hàm răng sữa bắt đầu hình thành trong khoang miệng, bộ hàm thứ hai là răng vĩnh viễn cũng bắt đầu phát triển.
Em bé giờ đã được hoàn toàn bao phủ bởi lớp bảo vệ của chất sáp trắng. Nếu không có lớp chất này, da bé sẽ trở nên cứng và nứt nẻ vì các tác hại từ dung dịch nước ối. Chất sáp có thể xuất hiện khi sinh nở, đặc biệt đối với những thai nhi sinh sớm, và sẽ biến mất bằng cách lau chùi.
Lần đầu tiên mẹ để ý được sự chuyển động của thai nhi sẽ dựa trên chính bé hoặc vị trí của nhau thai. Nếu nhau thai hoặc xương sống của phôi thai là những yếu tố tạo nên những tiếng va chạm, thì thường sẽ khó hơn để nhận biết liệu thai nhi có di chuyển hay không. Tuy nhiên, đa số các bà bầu sẽ dần phát hiện sự chuyển động của thai nhi, đôi khi được ví như sự ‘đẩy nhanh’. Mẹ có thể để lỡ những cảm nhận về các rung động nhỏ - mẹ nhầm lẫn rằng chúng chỉ là những hiện tượng từ chứng đầy bụng hoặc khó tiêu - nhưng giờ em bé đã trở nên khỏe hơn, mẹ có thể cảm nhận các cú đẩy, hoặc có thể là các cú đá. Trong bốn tuần tiếp theo, em bé sẽ nhanh chóng trở nên càng ngày càng hiếu động, đặc biệt khi trước hoặc sau bữa ăn.
Thai nhi 20 tuần đạt chiều dài 17 cm tính từ đầu tới mông nhưng sự thay đổi đáng kể của bé là ở cân nặng.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Bây giờ bạn đã vượt qua được một nửa chặng đường mang thai và đỉnh tử cung của bạn có thể đã ngang với phần rốn. Bạn sẽ tăng nhanh kích thước trong một vài tuần tới, khi sự phát triển của bạn xảy ra nhanh chóng. Có khả năng rằng vòng bụng của bạn sẽ tăng 1 đến 2 cm mỗi tuần.
Một loại hooc-môn gọi là relaxin được sản xuất trong quá trình mang thai để giúp các dây chằng ở xương chậu và các khớp khác thư giãn, chuẩn bị cho việc sinh con. Điều này có thể dẫn đến những cơn đau lưng, thường xuất hiện từ tuần 20 đến tuần thứ 28. Khi em bé phát triển, bạn cũng sẽ thấy rằng phần lưng của mình ngày càng cứng lại khiến cho việc xoay vùng eo hay cúi gập người về phía trước trở nên khó nhọc vô cùng. Chăm sóc cẩn thận cho vùng lưng của bạn là rất quan trọng để tránh những cơn đau, đặc biệt là khi bạn hay gặp những vấn đề về lưng trước đó.
Một số phụ nữ bị đau vùng xương chậu do sự tăng cao trong chuyển động giữa các khớp xương, có thể bởi vì các xương di chuyển không đều. Đau vùng chậu có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi mang thai. Đau vùng chậu đôi khi được gọi là rối loạn chức năng màng xương mu (SPD) hoặc đau vùng chậu thắt lưng (PGP). Cơn đau có thể xảy ra trên xương mu ở phía trước của xương chậu, tại một hoặc cả hai bên lưng của bạn, hoặc giữa âm đạo và hậu môn của bạn. Trong khi một số phụ nữ chỉ là cơn đau nhẹ, những người khác có thể bị đau dữ dội. Đi bộ hoặc đi lên cầu thang có thể làm cho cơn đau càng thêm kinh khủng hơn.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Mẹ có thể chú ý một vài bước để bảo vệ lưng của mình:
- Tránh nâng bê những gì nặng, và khi nâng một vật nặng thì hãy gập người vào đầu gối, giúp lưng thẳng. Hãy đề nghị một đứa trẻ đứng trên một chiếc ghế nếu bạn muốn bế nó. Khi đi shopping, hãy chia các đồ thành hai túi để giúp cơ thể cân bằng, hoặc sử dụng một chiếc balo.
- Đi những đôi giày khiến mẹ thoải mái, những đôi giày bệt là tốt nhất. Nếu bạn quen với việc đi những đôi giày cao gót, gân gót chân từ gót tới bắp chân sẽ co rút một chút và cần thời gian để thích nghi.
- Khi ngồi, hãy đảm bảo lưng bạn được hỗ trợ - mẹ có thể cần tới một chiếc đệm dành cho phần dưới lưng. Ngồi khi ngực bạn ở phía trước, không phải chúi xuống, và hai chân cách nhau một chút.
- Tránh đứng bằng một chân. Thích nghi với tư thế như thể cơ thể bạn bị nâng lên bởi một chiếc lò xo được gắn từ đỉnh đầu, thắt chặt phần bụng và các cơ xương chậu để hỗ trợ lưng.
- Nghiêng lưng ra sau hoặc hướng tới trước có thể giúp lưng mẹ thoải mái. Nếu xương chậu của bạn bị đau, hãy tập trung ngả lưng về phía trước, trong khi ngực và mông thẳng. Mẹ cũng có thể thử ngả người ra sau, đặc biệt sau khi ngồi một lúc, để giúp làm dịu các cơn đau.
Một nhà vật lý trị liệu có chuyên ngành về việc điều trị sức khỏe phụ nữ, có thể đưa ra các lời khuyên để ngăn chặn việc làm trầm trọng thêm chứng đau lưng và đau xương chậu. Một chiếc đai lưng hỗ trợ xương chậu có thể giúp giảm đau nhanh chóng và nhà vật lý trị liệu có thể đưa ra các bài tập giúp ổn định phần xương chậu và lưng của bạn. Nếu được chuẩn đoán bị đau vùng chậu thắt lưng (PGP), mẹ sẽ được gợi ý việc sinh đẻ bằng tư thế khuỵu gối hoặc thẳng đứng.
Các cơn đau đầu trong suốt quá trình mang thai quý đầu tiêu là hoàn toàn bình thường, thường liên quan tới sự thay đổi hoóc-môn. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý rằng mẹ có những cơn đau đầu trầm trọng cũng như các vấn đề về tầm nhìn, nôn mửa, các cơn đau phía dưới xương sườn, khó thở, hoặc phù nề ở mặt, bàn tay hoặc bàn chân, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và nữ hộ sinh - đây là những triệu chứng của chứng tiền sản giật, có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ tuần 20 tới khi sinh hạ.
Nguồn: eva