Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Tự đánh giá nguy cơ loãng xương của bản thân

KENHPHUNU.COM  | 12:00 , 27/07/2015

Bệnh loãng xương đang ngày càng được trẻ hóa. Bình thường loãng xương xảy ra vào độ tuổi lục tuần, tuy nhiên, do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, người trẻ cũng đang có nguy cơ cao.

App hoa anh đào

Bạn có biết rằng bộ xương chiếm khoảng 15 - 17% trọng lượng cơ thể và được coi là "kho" khoáng chất của cơ thể. Cấu tạo của bộ xương gồm hai phần chính là các chất hữu cơ và các khoáng chất. Vậy bạn đã làm gì để bảo vệ phần cốt này của bản thân?

Bạn có nguy cơ loãng xương

Bệnh loãng xương đang ngày càng dược trẻ hóa

1. Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương (xốp xương hoặc thưa xương) là một bệnh lý của hệ thống xương. Loãng xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, hậu quả của sự suy giảm các protein và các khoáng chất của bộ xương. Điều này làm giảm sức chống đỡ và chịu lực của xương. Hệ quả là xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, lún và xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay…

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, loãng xương là tình trạng xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương dù rất nhẹ, thậm chí có thể tự nhiên gãy mà không có bất cứ chấn thương nào.

2. Phòng tránh loãng xương

Để phòng bệnh loãng xương, trước khi đến thời kỳ mãn kinh, phụ nữ nên thực hiện bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Canxi

Bạn cần gì? 1.000mg mỗi ngày cho phụ nữ từ 19 – 50 tuổi, 1.200mg mỗi ngày đối với phụ nữ trên 50.

Hấp thu từ đâu? Các sản phẩm từ bơ, sữa, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, phô mai, đậu hũ.

Vitamin D

Bạn cần gì? 600 IU (đơn vị quốc tế) mỗi ngày dành cho trẻ từ 1 tuổi đến người già 70 tuổi, 800 IU mỗi ngày đối với người trên 70.

Hấp thu từ đâu? Các sản phẩm từ bơ, sữa, cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng, ngũ cốc ăn sáng có bổ sung vitamin D.

vitamin-d-tranh-loang-xuong

Protein

Bạn cần gì? Trên 77g mỗi ngày đối với phụ nữ cân nặng 69kg.

Hấp thu từ đâu? Thịt heo, thịt nạc, cá, đậu, đậu hũ, sản phẩm từ bơ sữa không béo hoặc tách béo.

3. Mật độ xương của bạn

Tiêu chuẩn vàng của các cuộc kiểm tra về xương gọi là DXA, đo mật độ xương ở hông và xương sống. Theo đó, thang điểm sẽ là:

- Điểm số 0: bình thường

- Từ -1 đến -2,5 là loãng xương

- Từ -2,6 hoặc dưới mức đó được chẩn đoán là loãng xương đang phát triển mạnh

Trừ khi bạn có nguy cơ cao, nếu không bạn có thể chờ đến lúc 65 tuổi để bắt đầu làm kiểm tra về xương.

4. Liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương?

Một số yếu tố sau đây cho thấy bạn tăng nguy cơ loãng xương trước khi đến tuổi:

- Lịch sử gia đình có người bị loãng xương

- Bạn từng bị gãy xương do va chạm

- Bạn đã được điều trị ít nhất 3 tháng với hóa chất steroids đường uống

- Bạn bị bệnh mất xương, chẳng hạn như viêm khớp mãn tính tăng dần

- Bạn mãn kinh sớm hoặc đột ngột mất kinh

- Bạn uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày hoặc uống hơn 1 ly rượu mỗi ngày

- Bạn hút thuốc lá

Nguồn: womenshealth

CHIA SẺ BÀI NÀY
  • tag
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep