Được đâu một thời gian ăn với chế độ vậy thì ùn ùn báo nào, web nào cũng bảo cá nhiễm thủy ngân. Thiệt nghe tin mà muốn tắt thở. Giờ không ăn cá nữa thì biết ăn gì đây??? Rầu hết sức đi hà! Vậy mà chồng em vẫn cứ ngoan cố tiếp tục mua cá cho vợ ăn. Em thấy vậy, đình công không ăn nữa. Đến khi chồng đưa ra chứng cứ em mới gà gật nhận lỗi rồi ngoan ngoãn ăn.
Hóa ra, đâu phải cá nào bầu cũng không được ăn. Không ăn cá có mà con trong bụng thiệt thòi à. Đa phần các loại cá đều giàu Omega-3 nhưng hàm lượng thế nào thì không phải loại cá gì cũng như nhau. Chưa kể một số loại cá còn nhiễm thủy ngân có thể gây dị tật thai nữa chứ! Nhưng em đảm bảo các mẹ ăn cá theo danh sách em liệt kê dưới đây thì không bao giờ phải sợ. Đây là danh sách các loại cá an toàn cho bà bầu và giàu dưỡng chất Omega-3 bậc nhất do Hiệp hội Y khoa Mỹ công bố. Thế nên các mẹ có thể tin dùng được nha.
Axit béo Omega-3 rất cần thiết cho não và hệ thần kinh, đồng thời cũng rất tốt cho tim vì làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim, giảm huyết áp trong thai kỳ.
Cá chép
Cá chép nằm đầu danh sách các loại cá tốt nhất cho mẹ bầu đấy ạ! Theo kinh nghiệm của các cụ thì cá chép sẽ giúp thai nhi sinh ra có làn da trắng trẻo, môi đỏ như son, tinh anh và giúp mẹ an thai suốt thai kỳ. Còn theo khoa học thì cá chép là một trong các loài cá cung cấp Omega-3 hàng đầu, giúp thai nhi phát triển trí não và thể chất tối ưu.
Ngoài ra, nếu khi mang thai, mẹ ăn cá chép thường xuyên thì sau này sẽ có được nguồn sữa mẹ rất dồi dào, giúp lợi tiểu, ngừa ho, lở loét và bổ tỳ vị
Cá cơm
Chất dinh dưỡng trong cá cơm rất phong phú. Ngoài lượng axit béo omega-3 dồi dào, cá cơm còn chứa nhiều đạm, sodium, sắt, vitamin B12, canxi, niacin, … Tất cả đều là những dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Quan trọng nhất cá cơm rất ít thủy ngân nên mẹ có thể ăn nhiều hơn một chút mà không lo thai nhi nhiễm độc.
Cá hồi
Cá hồi được nhắc đến nhiều trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu vì nó có chứa nhiều Omega-3, tốt cho trí não của thai nhi. Nhưng ngoài thành phần quan trọng này ra, cá hồi còn có nhiều DHA, một dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với khả năng tư duy nhạy bén của não bộ. Mẹ nên duy trì lượng 360 gr cá hồi/ tuần là tốt nhất mẹ nhé!
Cá basa
Cá basa có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều chất đạm, DHA, EPA, Omega-3 và rất ít cholesterol. Mẹ bầu ăn cá basa với lượng vừa phải sẽ giúp hạn chế nguy cơ tim đập loạn nhịp hay biến chứng tiền sản giật, thiếu máu khi mang thai.
Cá trích
Ở các nước phương Tây, mẹ bầu gần biển thường ăn cá trích tươi để giúp thai nhi tăng cường trí nhớ và phát triển não bộ một cách tối ưu nhất. Trong cá trích, hàm lượng Omega-3 rất dồi dào, thịt cá lại thơm bùi nên rất hợp khẩu vị của nhiều mẹ dù là loài cá biển.
Cá mòi
Ngoài Omega 3, cá mòi là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất quý giá đối với quá trình phát triển của thai nhi. Trong cá mòi rất giàu niacin và canxi, đồng thời cũng cung cấp lượng đáng kể protein , Vitamin D , Vitamin B12 , phốt pho và Selenium. Tuy cá mòi hơi nhiều xương nhưng bù lại thịt lại rất béo và thơm.
Cá bơn
Cá bơn đại dương hay cá bơn nước ngọt đều có thân bẹt hình trái xoan. Đây là loại cá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, là nguồn cung cấp protein lý tưởng cùng các khoáng chất thiết yếu tốt cho mẹ bầu và thai nhi như vitamin D , Niacin , Vitamin B6 , phốt pho và kali, Vitamin B12 và Selen. Do đó chọn cá bơn trong bữa ăn của mình là cách để mẹ nuôi dưỡng trí não và phát triển thể chất thai nhi tốt nhất.
Ăn bao nhiêu cá là đủ với mẹ bầu?
Omega 3 đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cũng không tốt cho mẹ. Lượng cá phù hợp trong thai kỳ là khoảng 350 gr/ tuần, bao gồm cá và các loại hải sản.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần. Tuy nhiên không phải tất cả các loài cá đều có thành phần dinh dưỡng như nhau, một số loại cá có nhiều Omega 3 hơn những loại còn lại. Do đó, mẹ cần phải chọn lựa khôn ngoan cho mình trong mỗi bữa ăn nhé!
Lưu ý: Mẹ mang thai không nên ăn các loại gỏi cá hay các món cá chưa được nấu chín kỹ vì nguy cơ nhiễm khuẩn từ thực phẩm sống có thể khiến thai nhi bị viêm não, sẩy thai và chết lưu.
Tổng hợp