Đời người là một quá trình trả nợ, người khác có thể làm cho ta thứ gì đó mà không cầu trả ơn, nhưng đó không phải là nghĩa vụ mà là ân huệ của họ. Do đó chúng ta phải luôn ghi nhớ mối ân tình đó và tìm cách đền đáp nó một cách xứng đáng.
Mọi người thường có xu hướng bị xáo trộn và mất bình tĩnh khi họ gặp phải một tình huống khó khăn hoặc một thảm họa nào đó bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, chỉ cần bạn luôn cởi mở và bao dung thì bạn có thể chấp nhận mọi thứ và bình tĩnh đối phó bất cứ hoàn cảnh nào, dù thuận lợi hay nghịch cảnh.
Mặc dù mọi người vẫn thường hay nghĩ có tiền sẽ làm được mọi thứ. Nhưng có những thứ vẫn không mua được bằng tiền. Suy cho cùng thì là một con người có thể nghèo về tiền bạc chứ đừng bao giờ nghèo về đạo đức, nhân cách. Tiền có thể kiếm được chứ đạo đức và nhân cách đã mất đi rồi thì khó mà lấy lại được.
Thiện ác có báo ứng, như bóng với hình. Cho nên trong tâm nuôi dưỡng cái thiện, chưa làm việc thiện, cát Thần đã đến rồi. Trong tâm nảy sinh cái ác, dù chưa làm việc ác, hung Thần đã theo rồi. Nếu đã từng làm việc ác mà sau hồi tâm ăn năn hối cải, lâu dài ắt sẽ được cát lành, ấy gọi là chuyển họa thành phúc.
Dân gian có câu ngạn ngữ: “Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại”. Cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rủ xuống; còn cỏ dại lúc nào cũng ngẩng đầu lên, thể hiện bản thân. Thế nhưng, ai cũng coi trọng bông lúa, chẳng mấy ai đoái hoài cỏ dại…
Trong cuộc sống, bạn kết giao với ai cũng có thể thay đổi hướng đi của mình, bạn ở cạnh người nào thì nhân sinh cũng sẽ biến đổi theo như thế, bạn ở cạnh người thông minh thì chắc hẳn bạn cũng sẽ thông minh lên, bạn ở cùng người biết quan tâm thì chắc chắn bạn cũng sẽ học được cách quan tâm người khác.
Cổ nhân có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.” Vì vậy, những người chúng ta gặp và kết duyên trong đời đều là những người có mối nhân duyên với chúng ta, mọi sự xảy ra, đến và đi trong cuộc đời cũng đều là duyên phận, do vậy, chúng ta không nhất thiết phải cưỡng cầu, sống theo tự nhiên là cảnh giới cao của bậc trí huệ.
Lương thiện nhất, chân thành nhất, thuần khiết nhất trong nhân tính chính là tâm hồn trẻ thơ. Khi lớn lên chúng ta lại quên mất rằng, chính sự ngây thơ mới làm cho chúng ta được yêu mến, chính trái tim hồn nhiên mới cho chúng ta sống một cách chân thực nhất. Và trái tim thánh thiện, trong sáng đó giúp chúng ta giảm nhẹ những mảng tối, sưởi ấm và làm tan những băng giá trong cuộc đời.
Đồng cảm, sẻ chia là nét đẹp của tâm hồn. Cuộc đời sẽ đẹp hơn nếu chúng ta biết đồng cảm và sẻ chia khi những người xung quanh mình gặp khó khăn. Niềm vui được sẻ chia thì niềm vui được nhân đôi, khó khăn được sẻ chia thì khó khăn chỉ còn một nửa. Vậy tại sao chúng ta không học cách cảm thông và chia sẻ để cuộc đời này ấm áp hơn!
Trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính.
Khái niệm đẹp trong mắt mỗi người là khác nhau, tuy nhiên một người phụ nữ đẹp là người luôn tự tin và được là chính mình. Phụ nữ tự tin khi biết yêu bản thân đúng cách trước mọi người xung quanh và trong mọi hoàn cảnh. Điều này làm họ đặc biệt và có sức hút hơn trong trong mắt mọi người.
Cuộc sống hoàn hảo sẽ đến khi ai đó thực sự biết nâng niu từng khoảnh khắc tươi đẹp đã diễn ra trong cuộc đời mình. Vòng tròn sẽ không hoàn hảo nếu như không có các loại hình dạng khác. Cuộc sống muôn màu mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta; cũng như có vòng tròn thì có hình tam giác, có hình vuông,… để chúng ta biết nâng niu giá trị của từng khoảnh khắc.
Nhân sinh tại thế, có những việc ngày hôm nay tưởng là quyết định tất cả, nhưng rồi thời gian qua đi, đến một lúc nào đó ta ngoảnh lại, mọi chuyện bỗng hóa hư không. Cuộc sống luôn là vậy, nếu ai đó hỏi trên đời này liệu có gì công bằng hay không? Xin thưa đó chính là thời gian…
Có câu: Cảnh tùy tâm chuyển, khi ta thay đổi, mọi thứ sẽ thay đổi. Thế giới của ta là do chính chúng ta tạo ra. Một niệm lên thiên đàng, một niệm xuống địa ngục. Tốt hay xấu, tất cả ở một niệm ấy.
Chúng ta mỗi người sinh ra đều có những tính cách khác nhau, có những lợi thế và năng lực khác nhau, nếu bạn không có tài năng thực sự về một lĩnh vực nào đó mà bắt chước người khác một cách mù quáng thì sẽ rất dễ thất bại và đánh mất chính mình.
Khi bị gánh nặng cuộc sống đè nặng và cần được giải tỏa, chúng ta cũng có thể học cách “buông bỏ”, buông bỏ không phải là bạn mất đi những thứ vật chất bên ngoài, mà buông bỏ chính là buông bỏ những ham muốn trong nội tâm của bạn.
Ngoại hình mà cha mẹ ban cho không có cách nào thay đổi, nhưng nhân cách và những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ để lại dấu ấn trên khuôn mặt, lời nói và hành vi của mỗi người. Dung mạo của một người trong nửa cuối cuộc đời là do nhân cách và phẩm giá mà thành.
Một con người biết sống tử tế thường có trái tim nhân hậu, luôn nghĩ cho người khác, họ sẵn sàng vì người khác hy sinh cuộc sống của chính mình. Tử tế là một loại mỹ đức cao quý của con người lương thiện.
Tất cả mọi người đều tỏ ra khiêm tốn và không muốn thể hiện bản thân mình trước mặt người khác, việc này không khó hiểu với nhiều người. Nhưng nếu quả thật bạn là một thiên tài hay ít nhất cũng thông minh hơn người thường thì bạn xứng đáng được công nhận.
Dân gian Á Đông xưa nay thường lưu truyền câu ngạn ngữ “Ba tuổi thấy nhỏ, bảy tuổi thấy già”, hay còn nói: “nhìn trẻ ba tuổi thấy cụ tuổi 80”, ý tứ chính là, từ bề ngoài của một đứa trẻ cũng có thể biết được sau khi trưởng thành sẽ là người như thế nào. Tại sao lại nói như vậy?
Cổ nhân thường nói “trên đầu ba thước có thần linh”, tất cả mọi việc chúng ta nghĩ, chúng ta làm đều dưới sự chăm chú và giám sát của Thần linh, chỉ là do con người không chịu tin nên nghĩ rằng làm việc xấu mà không ai nhìn thấy thì không sao, vì vậy sống trên đời tạo rất nhiều nghiệp, đến khi cuộc sống không hạnh phúc thì lại đi trách than với Thần Phật.
Một người vội vã, nhìn bề ngoài thì tưởng như là làm việc nhanh, mất ít thời gian hơn, nhưng đến khi không đạt được kết quả thì mọi thời gian và công sức đều là phí hoài. Cho nên, khi gặp sự tình cần giải quyết, chúng ta cần tĩnh hạ tâm xuống, dùng tâm thái bình tĩnh ôn hòa để làm việc.
Người xưa có câu: “Phong thủy âm dương bảo hộ người lương thiện, nhà tích thiện thì tất sẽ có dư phúc… đều là để nhấn mạnh tầm quan trọng của “đức” đối với sinh mệnh mỗi người. Trong xã hội xưa kia, dù là bình dân bá tánh, quan lại hay kẻ làm vua đều phải biết “tu dưỡng đạo đức”. Điều đó đủ để thấy rằng một chữ “đức” đã gồm thâu lại tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Cuộc đời mỗi con người đều phải trải qua sinh lão bệnh tử, đây là quy luật của tạo hóa không ai có thể thay đổi được điều này. Tuy nhiên, tất cả những gì dù tốt hay xấu đến với bạn cũng không bao giờ là ngẫu nhiên, bệnh tật cũng không phải vô duyên vô cơ mà mắc phải.