Thú thực em nào muốn phải nổi cáu với chồng, thế nhưng mang bầu đã mệt, tâm lý nhạy cảm sẵn vậy mà chồng em hết mê nhậu với bạn, về nhà lại nằm ườn ra đợi vợ phục vụ cơm nước. Nhiều khi tủi thân lắm, động tí là cãi nhau ngay thôi.
Em có con bạn làm bác sĩ, nó bảo rằng có bầu thì nên hạn chế cãi vã với chồng thôi, kẻo cãi nhau xong lại căng thẳng, khó chịu rồi ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách thai nhi.
Nó còn nói: “Mẹ bầu bị stress khiến lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu tăng cao. Chúng theo nhau thai truyền tới thai nhi. Những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ thường xuyên căng thẳng, đời sống hôn nhân không hạnh phúc có nguy cơ cao bị trầm cảm, kém thông minh, chậm nói.”
Vì những hậu quả này, thôi thì các ông bố hãy nín nhịn mẹ 1 tí, gia đình hạnh phúc thì con khỏe, vợ vui có phải tốt hơn không nào.
Thôi thì các ông bố hãy nín nhịn mẹ 1 tí, gia đình hạnh phúc thì con khỏe, vợ vui có phải tốt hơn không nào (hình minh họa)
Không chỉ việc bầu cãi nhau với chồng mới để lại hậu quả cho thai nhi, còn rất nhiều điều khác các ông bố, bà mẹ tương lai nên lưu ý:
– Bố mẹ ‘yêu’ quá nhiều và quá mạnh
Thực tế khi bố mẹ gần gũi nhau, bé không bị ảnh hưởng như nhiều người vẫn tưởng, nhưng khi bố mẹ “yêu” liên tục hoặc có hành vi thô bạo thì bé đang bị đẩy vào tình huống nguy hiểm.
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên hạn chế yêu trong 3 tháng đầu thai kì và 1-2 tháng cuối sát ngày dự sinh để tránh kích thích bé yêu chuyển dạ hoặc những biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non.
Ngoài việc giao hợp, các bố mẹ có thể âu yếm, vuốt ve nhau hoặc giãn cách thời gian ‘yêu’, thực hiện nhẹ nhàng và lắng nghe những phản ứng của thai nhi trong bụng mẹ.
– Bố mẹ hút thuốc lá hoặc mẹ bầu phải sống trong môi trường nhiều khói thuốc
Nhiều nghiên cứu khoa học nhận thấy, thai nhi có bố hút thuốc lá thường xuyên, thậm chí đã cai thuốc từ nhiều năm trước nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn từ trong bụng mẹ. Nếu bạn có ý định sinh con, người chồng cần có ý thức trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và vợ con từ bỏ thuốc lá.
Bên cạnh đó, khói thuốc lá chứa từ 30-50% lượng nicotin của thuốc lá đã hút. Khói thuốc vô cùng độc hại chứa carbon oxit, coliđin, chất có mùi thơm nhưng rất độc, amoniac kèm theo methylamin và những amin khác.Đây là thói quen của bố mẹ dễ làm hại thai nhi vì dù hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thụ động, chị em phụ nữ sẽ phải gánh chịu hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản cũng như thai nhi nếu đang mang bầu.
– Bố mẹ nghiện rượu
Cha/mẹ có tiền sử nghiện rượu có nguy cơ sinh con dị tật, chậm phát triển, rối loạn hành vi rất cao. Những bất thường ở thai nhi có thể xuất hiện ngay từ khi trứng kết hợp với tinh trùng.
Mẹ bầu nghiện rượu khiến chất cồn truyền đến thai nhi thông qua dây rốn làm tăng khả năng sảy thai, thai lưu. Nhiều đứa trẻ ra đời ở mẹ bầu nghiện rượu hoặc thường xuyên uống rượu trong thai kì sẽ mắc rối loạn do rượu ở thai nhi (FASD) – trẻ bị dị dạng khuôn mặt, chậm phát triển trí tuệ, sinh ra nhẹ cân…
– Mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
Nếu mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại trong khi không có dụng cụ bảo hộ hoặc thời gian tiếp xúc quá dài do đặc thù môi trường làm việc, mẹ cần cân nhắc chuyển việc hoặc sử dụng các phương pháp bảo hộ an toàn trước khi mang thai hoặc đang mang thai trong thời kì đầu.
Một số công việc như công nhân môi trường, thợ làm tóc, bác sĩ chụp X-quang, thợ sơn… nếu làm việc lâu dài có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản rất lớn.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc các hóa chất như thuốc diệt côn trùng, hương muỗi, nước tẩy rửa bồn cầu… khi làm việc nhà. Hoặc cần đeo găng tay, khẩu trang khi nhất thiết phải sử dụng.
Bố mẹ thấy không, những việc mình làm sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi đó. Từ bây giờ hãy cố thay đổi thói quen sống, bắt đầu từ việc hạn chế để mẹ bầu và bố cãi vã với nhau đi nhé!
Theo phunuthudo