Nhiều chuyên gia đánh giá dứa là một giải pháp giảm cân tự nhiên an toàn và hiệu quả. Sau đây là các nguyên nhân tại sao dứa có tác dụng giúp bạn duy trì vóc dáng thon gọn:
- Dứa chứa bromelain: Bromelain là một loại enzyme phân giải protein, giúp giảm sưng (viêm). Tình trạng viêm gây tăng cân khiến cho hormone leptin kiểm soát cân nặng kém hiệu quả.
- Dứa hỗ trợ đường tiêu hóa: Các chất enzyme (chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là chất đạm) và dưỡng chất thực vật phytonutrients có trong dứa giúp làm sạch ruột và làm giảm cảm giác đầy hơi. Chất bromelain có trong dứa cũng giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và làm chậm quá trình đào thải, từ đó giúp ức chế cảm giác thèm ăn trong thời gian dài.
- Dứa giúp bạn no lâu: Dứa rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và dưỡng chất thực vật phytonutrients, giúp làm đầy dạ dày và tạo cảm giác no lâu. Hơn nữa, hàm lượng calo trong dứa rất ít (chỉ 70-80 calo) trong 1 chén dứa. Vì thế, dứa có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả khi bạn ăn dứa thay thế thực phẩm có hàm lượng calo cao hơn.
- Dứa có tác dụng tăng cường trao đổi chất: Dứa cũng giúp bạn năng động và tràn đầy năng lượng vì loại quả này giàu thiamin (vitamin B1). Vitamin B1 có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng giúp hỗ trợ hoạt động hiệu quả, thải độc cơ thể, giải trừ độc tố và tăng cường quá trình trao đổi chất. Điều này cũng góp phần làm giảm cân.
- Dứa có hàm lượng nước rất cao: Dứa là một loại trái cây có hàm lượng nước cao giúp bạn cảm thấy no lâu trong một thời gian và cũng rất cần thiết cho quá trình giảm cân của cơ thể.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England (The New England Journal of Medicine) năm 2010, thực phẩm có hàm lượng đạm hoặc chất béo lành mạnh kết hợp với dứa sẽ tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện vóc dáng hiệu quả. Chẳng hạn như bạn có thể ăn thịt nạc hoặc các sản phẩm từ sữa ít béo, cùng với dứa sẽ giúp bạn giảm GI tổng thể của bữa ăn và có khả năng giúp giảm cân.
Khi lên kế hoạch lấy lại vóc dáng thon gọn, bạn có thể thử áp dụng thực đơn giảm cân bằng dứa trong 5 ngày theo gợi ý sau đây nhé!
- Sáng sớm (7h45): 1 ly nước ấm với mật ong và giấm táo
- Bữa sáng (8h30): 1 cốc dứa và bột yến mạch
- Bữa trưa (12h00 – 12h30): cá ngừ nướng và 1 chén dứa
- Bữa xế sau bữa trưa (4h00): 1 ly nước ép dứa tươi
- Bữa tối (7:00): cà chua, măng tây, salad dứa và ức gà nướng
- Sáng sớm (7h45): 1 cốc nước ngâm hạt cỏ cà ri
- Bữa sáng (8h30): 2 quả hạnh nhân ngâm, 1 chén dứa và 2 quả trứng cuộn
- Bữa trưa (12h00 – 12h30): salad dứa, thịt gà và chanh
- Bữa xế (4h00): nước ép dứa cùng dưa hấu tươi pha với nước cốt chanh và lá bạc hà
- Sáng sớm (7h45): trà xanh với một chút nước cốt chanh
- Bữa sáng (8h30): 1 cốc nước ép dứa tươi và trứng ốp la
- Bữa trưa (12h00 – 12h30): xà lách cuốn cá ngừ và 1 chén dứa
- Bữa xế (4h00): 1/2 chén dứa rắc thêm hạt tiêu đen và một cốc nước chanh
- Bữa tối (7h00): rau xào và thịt gà hoặc nấm cùng 1 cốc nước ép dứa
- Sáng sớm (7h45): 1 cốc nước ấm pha với mật ong và nước cốt chanh
- Bữa sáng (8h30): 1 cốc nước ép dứa và hạt diêm mạch
- Bữa trưa (12h00 – 12h30): hỗn hợp trái cây dứa, dâu, kiwi với 1 muỗng canh kem chua và bột quế
- Bữa xế (4h00): 1 cốc sinh tố bơ ít sữa
- Bữa tối (7h00): salad cá ngừ và 1 chén dứa
- Sáng sớm (7h45): trà quế và gừng
- Bữa sáng (8h30): 1 quả trứng luộc, 1 cốc nước ép dứa, 1 bánh kếp (crepe) lúa mì với sirô phong và 2 quả hạnh nhân
- Bữa trưa (12h00 – 12h30): cá thu nướng với măng tây và 1 chén dứa
- Bữa xế (4h00): 1/2 cốc sữa chua không béo
- Bữa tối (7h00): ức gà nướng với cải bó xôi và cà chua cùng 1 chén dứa
Mặc dù dứa có rất nhiều lợi ích tốt nhưng nếu ăn dứa không đúng cách, bạn có thể gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe khi giảm cân bằng dứa, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Chọn quả dứa chín và tươi: Nếu bạn ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín sẽ dễ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và khó thở.
Sơ chế dứa đúng cách: Bạn cần bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu hết mắt và bỏ miếng giập nát.
- Rửa sạch dứa bằng nước muối: Bạn nên cắt dứa thành từng miếng và bỏ dứa vào nước muối nhạt để loại bỏ một loại chất enzym có chức năng thủy phân protit gây ngứa ngáy, nổi mề đay và buồn nôn.
- Không ăn dứa vào lúc đói: Nếu bạn ăn lúc đói, các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, gây nôn nao, cồn cào, khó chịu…
- Ăn dứa với lượng vừa phải: Khi áp dụng thực đơn giảm cân bằng dứa, bạn không nên nóng vội mà ăn nhiều dứa quá sẽ có nguy cơ bị phát ban, nổi mề đay, sưng môi, lưỡi và má, thậm chí chảy máu kinh nguyệt quá mức.
- Cẩn thận khi bị trào ngược dạ dày: Người trào ngược dạ dày nên cẩn trọng vì dứa có thể làm tăng chứng ợ nóng, trào ngược ở những người có bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Những bệnh không nên ăn dứa: Người có bệnh chảy máu, hoặc có nguy cơ chảy máu, người bị đau bao tử, trào ngược dạ dày nên tránh ăn dứa. Những người đang dùng thuốc kháng sinh, chống đông máu, chống co giật, thuốc làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ và người có tiền sử cơ địa dị ứng tốt nhất cũng không nên ăn dứa.
- Phụ nữ mang thai nên tránh ăn dứa: Dứa không tốt cho phụ nữ đang mang thai vì có thể kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.
Sưu tầm