Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cá diếc

KENHPHUNU.COM  | 09:00 , 05/12/2020
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cá diếc

Cá diếc không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân bị suy nhược cơ thể.

App hoa anh đào

Cá diếc còn có tên gọi là tức ngư, phụ ngư… Trong Đông y, cá diếc vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng, tiêu hóa kém, thúc đẩy việc tạo sữa, trị viêm đại tràng mạn tính, chữa vàng da…

Các bài thuốc chữa bệnh từ cá diếc

Chữa viêm đại tràng mạn tính: Cá diếc 1 con khoảng 300g, gạo tẻ 50g. Làm sạch cá cho vào nồi hầm kỹ gạn lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo nhừ, cho cá vào nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng.

Chữa viêm gan vàng da: Cá diếc 1 con làm sạch, nướng qua, sau cho rau má, lá mơ nấu ăn trong ngày. Ăn thường xuyên.

Chống nôn, chữa buồn nôn: Cá diếc 1 con 250g, làm sạch, trộn với sa nhân 3g, gừng sống 3g, hồ tiêu khô 3g, tán nhỏ cho vào 400ml nước sắc lấy 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa ăn uống không ngon miệng: Cá diếc 1 con, làm sạch, nướng qua, cho rau rút vào nấu, ăn nhiều ngày.

Làm tiêu thũng: Cá diếc 1 con làm sạch và nướng qua, sau cho đậu đỏ vào nấu cùng, ăn cái uống nước trong ngày. Cần ăn vài ngày.

Làm tăng tiết sữa: Cá diếc nấu với nấm hương, gạo tẻ, ăn trong ngày.

Làm ấm bụng, hạ khí: Cá diếc nấu với ngũ vị tử ăn 5-7 ngày.

Chữa thủy thũng, trướng bụng: Cá diếc 1 con, đậu đỏ 20g, rễ thương lục 20g, hầm nhừ ăn cái uống nước.

Bổ huyết và dưỡng da: Lấy cá diếc 1 con, câu kỷ tử 12g, hoàng kỳ 12g, gừng sống 3g, hành, giấm, đường, hồ tiêu, rượu vang. Hầm mềm ăn liền.

Chữa viêm loét dạ dày: Bong bóng cá diếc rửa sạch rán giòn bằng dầu vừng tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4- 6g, chiêu với nước ấm.

Bình can, hạ huyết áp: Cá diếc 200g, đánh vảy, bỏ mang, ruột, rửa sạch, lấy 10g dầu ăn, rượu trắng 10g, và ít muối thoa lên mình cá rồi cho vào nồi và đổ vào 500ml nước luộc gà, gừng sống 5g đập dập, hành 5g thái nhỏ, bột mẫu lệ 12g. Nấu sôi, đun nhỏ lửa cho nhừ, cho đậu phụ đã thái miếng, lá rau cải xanh đã thái nhỏ vào chín rau là được. Ăn 1 lần trong ngày, ăn cả cái lẫn nước. Cần ăn một thời gian.

Chữa chốc lở: Cá diếc đốt thành than, tán bột trộn với dầu vừng bôi vào nơi tổn thương.

Cá diếc mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng lại chống chỉ định với 4 nhóm người sau:

Bệnh nhân gút (Gout)

Thông thường, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ phân loại thực phẩm chứa purine ra thành 4 cấp độ bao gồm: Thực phẩm có mức purine cực cao, thực phẩm có mức purine cao vừa, thực phẩm có mức purine thấp vừa, và thực phẩm có mức purine thấp.

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng purine trong mỗi 100 gram cá diếc có tới 137,1 mg, đây là món ăn xếp vào nhóm thực phẩm chứa mức purine thứ hai.

Người bị bệnh gút trong giai đoạn phát bệnh, khống chế mỗi ngày không được hấp thụ quá 150 mg purine. Vì vậy, đây là lý do bạn không nên ăn cá diếc.

Những người bị dị ứng với cá

Một số người có cơ địa thuộc về nhóm mẫn cảm, dễ bị dị ứng, mỗi lần ăn cá có thể gây dị ứng. Những người này tốt nhất là không ăn cá diếc.

Bệnh nhân mắc bệnh gan và bệnh thận

Một số bệnh nhân bị sỏi phải được kiểm soát mức acid uric niệu, vì nếu có khi cơ thể có quá nhiều axit hóa hoặc mức độ bài tiết acid uric quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng axit uric kết hợp với nhau tạo thành sỏi, dẫn đến mức độ gây sỏi thận ngày càng tăng.

Do đó, những bệnh nhân này muốn hạn chế hấp thụ vào cơ thể số lượng purine lớn thì cách tốt nhất là không nên ăn quá nhiều cá. Bởi vì cá rất giàu kali, bệnh nhân bị suy thận cấp tính cũng không nên ăn, nếu không nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Ngoài ra, bệnh nhân có bệnh gan đang trong giai đoạn phát triển cấp tính cũng nên giảm lượng protein trong thực phẩm hàng ngày, nên kiểm soát lượng đạm ăn vào tối đa ở mức 20 gam/ngày. Do cá diếc rất giàu protein, và do đó, những bệnh nhân này không nên ăn, để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình chữa bệnh.

Nhóm người bị rối loạn chảy máu

Cá diếc rất giàu axit eicosapentaenoic, thành phần này có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và chống huyết khối.

Trong khi những người bệnh bị rối loạn chảy máu, bao gồm phát ban xuất huyết dị ứng, chứng thiếu hụt vitamin C, bệnh nhân ưa chảy máu, chủ yếu là do cơ chế cầm máu của cơ thể bất thường, biểu hiện rõ nhất là một số bộ phận khác nhau trên cơ thể dễ bị chảy máu. Khi mắc bệnh này, tốt nhất là bạn không nên ăn cá diếc.

Biên tập: Thiên Hà

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep