Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Bầu Trong 3 Giai Đoạn Mang Thai Như Thế Nào?

KENHPHUNU.COM  | 10:00 , 23/11/2018
Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Bầu Trong 3 Giai Đoạn Mang Thai Như Thế Nào?

Mang thai là một quá trình kỳ diệu của tạo hóa. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai rất quan trọng và mẹ bầu cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức.

App hoa anh đào

Mang thai là một quá trình kỳ diệu của tạo hóa. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai rất quan trọng và mẹ bầu cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức.

Chăm sóc sức khỏe khi mang thai 3 tháng đầu

Trong tháng đầu mang thai, bà bầu thường không có cảm giác gì đặc biệt, thậm chí vẫn chưa biết được mình đã mang thai. Nhưng sang tháng thứ 2 kinh nguyệt bị ngưng lại. Phần lớn các chị em bắt đầu có phản ứng mang thai như buồn nôn, ói mửa, chán ăn,… Đây là dấu hiệu ốm nghén, nhưng vẫn có một số chị em lại không hề có bất cứ phản ứng nào. Nhưng từ tháng thứ 3 khi tử cung đã to bằng nắm tay, phản ứng mang thai vào tháng này càng dữ dội, triệu chứng nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào.

Khi đó, việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai càng cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin, khoáng chất,… Đặc biệt việc bổ sung axit folic trong giai đoạn này là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi thiếu axit folic là nguyên nhân gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, thoát vị não… và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch của trẻ. Nhu cầu về axit folic của bà bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày.

Trong giai đoạn này, bà bầu cũng nên lưu ý đến những thức ăn cần tránh khi mang thai như bia rượu, đồ uống có ga, cồn và một số rau quả có thể dọa sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, rau sam, mướp đắng…

Do sự thay đổi của hocmone trong giai đoạn này, nên tâm trạng của thai phụ càng bất an, lo âu, buồn bực, đôi lúc còn có hành vi quá khích. Vì vậy, người chồng trong giai đoạn này cần quan tâm đến vợ nhiều hơn và đặc biệt, vợ chồng không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn này.

Chăm sóc sức khỏe khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ

Khi thai phụ mang thai đến tháng thứ 4 trở đi, bụng đã bắt đầu nhô ra rõ rệt, tuy nhiên áp lực trong bụng vẫn hoàn toàn bình thường. Sang tháng thứ 5, ngoại hình của thai phụ có sự thay đổi khá lớn, tử cung to ra nên làm cho bụng dưới cũng nhô ra; chiều cao của đáy tử cung đã ngang với rốn. Khi được 6 tháng, tử cung to ra thấy rõ, chiều cao của đáy tử cung khoảng 18 – 20cm so với khớp mu. Dây chằng giữ tử cung bị kéo giãn, nên thỉnh thoảng thai phụ sẽ cảm thấy đau. Do tử cung đè ép nên bà bầu thường có các hiện tượng như khó thở, tiêu hóa không tốt…

Do những thay đổi trên, việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ rất quan trọng. Bà bầu cần bổ sung 4 nhóm thực phẩm cơ bản: nhóm chất bột (gạo, mì, ngô, khoai, sắn), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ), nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc), nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ (rau xanh và quả chín). Đồng thời, cung cấp đầy đủ các Vitamin: sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten...

Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ. Đồng thời, bà bầu cũng nên tập những bài tập nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, hoặc tham gia một lớp thể dục tiền sản phù hợp.

Chăm sóc sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu thường bị đau lưng, tê chân, phù bàn tay, bàn chân, giãn tĩnh mạch... Có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Những đường này có dạng cong, không theo quy tắc, có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, độ to nhỏ và phạm vi của nó cũng rất khác nhau. Đồng thời, dễ bị mệt do thiếu ngủ và sức nặng của thai nhi

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vào 3 tháng cuối của thai kì vẫn phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất… Tránh các thực phẩm có hại có chứa chất bảo quản, tránh ăn mặn đồ hộp, tránh ăn lạnh. Có thể chia nhỏ bữa ăn để mẹ bầu ăn được nhiều và tiêu hóa tốt hơn.

Vào những tháng cuối của thai kỳ, bà bầu nên đi khám thường xuyên hơn để được các bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mình và chuẩn bị cho những ngày sinh sắp tới. Bà bầu cũng nên đi bộ sau bữa cơm tối khoảng 15-30 phút giúp lưu thông máu và việc sinh nở trở lên dễ dàng hơn, hạn chế đến mức tối đa căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đặc biệt, trong tháng cuối, vợ chồng không nên sinh hoạt tình dục vì điều này dễ gây co bóp tử cung và sinh non. Người chồng cũng cần quan tâm vợ hơn, dành thời gian ở bên vợ, chăm sóc vợ, và đưa vợ đi khám, trong giai đoạn này, lịch khám thai sẽ dày hơn.

Mang thai và sinh con là một thiên chức lớn lao, là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Trong suốt thời gian mang thai này, bà bầu cần chú ý về chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt để đảm bảo đến ngày sinh được “mẹ tròn con vuông”. Không chỉ mẹ bầu mà người chồng cũng cần có những kiến thức nhất định về các giai đoạn thai kỳ để có thể chăm sóc bà bầu một cách hiệu quả và khoa học nhất.

Theo baomoi.com

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep