Về em bé, ở tháng thứ 3 này, phôi thai đã chính thức trở thành thai nhi với những thay đổi đáng kể như đuôi biến mất, xương bắt đầu cứng lại, mắt lớn và linh hoạt hơn, đôi tại đã hình thành. Mẹ bầu cũng cần lưu ý luôn tuân thủ theo những lời khuyên của chuyện gia để tiếp tục hành trình tuyệt vời này.
Ở tháng thứ 3, phôi thai đã trở thành một thai nhi thực thụ. (ảnh minh họa)
Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần trong tháng thứ 3
Tuần 10
Vào tuần này, phôi thai nặng khoảng 10 gram và dài 3-4cm. Mặc dù đang trôi nổi trong nước nhưng hệ thống thần kinh của bào thai đang trải qua quá trình tăng trưởng chóng mặt với các tế bào nhân lên với tốc độ hàng trăm ngàn lần mỗi phút. Nhiều cơ quan của em bé cũng đang phát triển nhanh chóng.
XEM THÊM: Bức ảnh siêu âm thai nhi đạp thủng tử cung khiến mẹ "hốt hoảng" |
Tuần 11
Đây là tuần thai vô cùng thú vị khi phôi thai chính thức được gọi là thai nhi với 2 bán cầu đại não và các tế bào thần kinh phát triển để trở thành tế bào thần kinh của não. Ngoài ra, hệ thống thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, tim mạch, phổi và cả hệ tiết niệu cũng đã hình thành. Vào những tuần tiếp theo, những hệ thống cơ quan này sẽ tiếp tục phát triển mãnh liệt.
Tuần 12
Đây được gọi là tuần thai cảm ứng khi cánh tay và chân bé đã hình thành, các ngón tay, ngón chân đã được xác định. Hệ thống thần kinh cảm giác và vận động cũng bắt đầu phát triển. Dù không thể cảm nhận được nhưng bên trong bụng mẹ, em bé đã “quậy” lắm rồi.
Tuần 13
Khuôn mặt bé đã hình thành rõ rệt với mắt, mũi, miệng và tai đã được xác định rõ ràng.
Bụng bầu của mẹ đã lộ rõ. (ảnh minh họa)
Những thay đổi ở cơ thể mẹ
Tuần 10
Về mặt lý thuyết, những triệu chứng sớm của thai kỳ như buồn nôn, nôn ói bắt đầu biến mất tuy nhiên ở mỗi mẹ bầu lại có những thay đổi khác nhau, có những người vẫn phải chịu đựng chứng ốm nghén suốt thai kỳ. Mẹ bầu cũng sẽ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn, đó là điều bình thường.
Nếu trong những lần đi tiểu mẹ có cảm giác buốt và khó tiểu thì lại không bình thường bởi đó là dấu hiệu bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy nói với bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
Tuần 11
Trong khi chứng buồn nôn có thể giảm đi nhưng mẹ lại nhận thấy hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo. Nguyên nhân là do quá trình tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Mẹ cũng có thể gặp triệu chứng chảy máu nướu do sự thay đổi nội tiết.
XEM THÊM: Thai nhi cảm thấy thế nào khi bố mẹ làm ’chuyện ấy’? Và đây là câu trả lời! |
Tuần 12
Ở tuần thai này, bụng mẹ đã phát triển khá lớn. Người mẹ cũng sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi các triệu chứng ốm nghén thuyên giảm hẳn.
Tuần 13
Núm ti sẫm màu, xuất hiện tĩnh mạch dưới da là hiện tượng bình thường nên mẹ không cần lo lắng. Tử cung mẹ ở tuần thai này có kích thước bằng khoảng quả bưởi. Đây là thời điểm tuyệt vời để thông báo với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về việc mang thai bởi nguy cơ sảy thai đã giảm đáng kể.
Lưu ý việc chăm sóc trong tháng thứ 3 thai kỳ
- Mẹ cần bổ sung khoảng 300-500 calo mỗi ngày với những thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh và thực phẩm nhiều chất xơ. Trong 3 tháng đầu này, mẹ chỉ cần tăng từ 0,5-1kg là đủ.
- Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, giải lao trong lúc làm việc. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lượng máu tăng lên nhanh chóng khiến cơ thể không kịp điều chỉnh.
- Trong việc vệ sinh cá nhân, mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng bởi bà bầu rất dễ cháy máu nướu.
- Mẹ cũng cần tránh những thói quen xấu như đi giày cao gót, ăn đồ cay nóng, uống cà phê, rượu và không nên mang vác đồ nặng…
Nguồn: eva