Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Những Lưu Ý Khi Mang Thai Thời Kỳ 3 Tháng Đầu

KENHPHUNU.COM  | 10:00 , 25/09/2018
Những Lưu Ý Khi Mang Thai Thời Kỳ 3 Tháng Đầu

Mang thai thời kỳ 3 tháng đầu là giai đoạn rất quan trọng của bà bầu. Trong giai đoạn này mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Bài viết này sẽ hướng dẫm mẹ bầu những lưu ý cần thiết khi mang thai 3 tháng đầu.

1. Những thay đổi cơ thể khi mang thai 3 tháng đầu

Thời gian cần được nâng lưu nhất trong thai kỳ: Biểu hiện rõ nét nhất của mang bầu thường là vào tuần thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ. Hãy đi khám bác sỹ để xác định chắc chắn. Nếu đã chắc chắn, bạn hãy lên kế hoạch ăn uống ngủ nghỉ hợp lý. Nên nhớ 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ vì thai mới hình thành còn rất yếu, hãy lưu ý trong ăn uống và vận động để tránh động thai, sảy thai.

Điều gì đang xảy ra khi mang thai? Thời gian mang thai được xác định là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và được quy định là từ tuần 1 đến 12 của thai kỳ. 3 tháng đầu này là thời gian thai nhi tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Đến tuần thứ 6 của thai kỳ thì phôi thai đã có kích thước to bằng hạt đậu rồi và trái tim bé nhỏ sẽ bắt đầu những nhịp đập đầu tiên.

Đến khi kết thúc giai đoạn đầu tức là hết tháng thứ 3 thì các bộ phận, cơ quan của thai nhi bắt đầu được hình thành. Kích thước thai nhi đã to bằng quả táo và có thể nghe được tim thai qua ống nghe chuyên dụng.

Những thay đổi ở cơ thể của người mẹ Nếu cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nằm ngủ, luôn có cảm giác thấy đói và thèm những món ăn mà bạn chẳng thể ngờ tới những cũng có thể thấy siêu thờ ơ với những món bạn cực thích trước đây, dị ứng với mùi lạ và hay có cảm giác buồn nôn, hay đau đầu, chóng mặt và thường xuyên buồn đi tiểu.

Trên đây là những biểu hiện phổ biến nhất và hoàn toàn bình thường đối với mẹ bầu 3 tháng. Đây là do cơ thể phải sản xuất nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi và có sự tăng hormone, kích thước tử cung của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể.

2. Dưỡng chất cần thiết cho bà bầu trong  3 tháng đầu thai kỳ

Chế độ ăn uống trong 3 tháng đầu thai kỳ chỉ cần đảm bảo bổ sung thêm khoảng 200-300 calo mỗi ngày để có thể tăng thêm từ 1 đến 2,5 kg trong giai đoạn này. Một số thực phẩm bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ:

– Axit folic: Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn nên chú ý bổ sung thêm axit folic cho cơ thể, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của bé. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mg axit trong thực đơn của mình.

– Sắt: Khi mang thai, thiếu máu là tình trạng khó tránh khỏi. Ăn gì trong 3 tháng đầu để con thông minh đã khó mà thực phẩm bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu nhất định không thể thiếu sắt. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa sắt để tăng cường hồng cầu cho cơ thể. Ngoài ra, bạn phải luôn luôn nhớ rằng những thứ bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu nếu thiếu sắt sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi.

– Canxi: thực phẩm bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu cũng rất cần canxi. Trong quá trình phát triển xương của bé, mẹ cần cung cấp một lượng canxi lớn. Nếu không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, rất có thể thai nhi sẽ “hút”canxi từ mẹ và có thể làm bạn bị thiếu canxi và loãng xương sau sinh. Vì thế, thực phẩm bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu cần đảm bảo đầy đủ lượng canxi cần thiết.

– Protein: Ăn uống trong 3 tháng đầu mang thai đủ protein sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mỗi ngày, bạn nên chú ý cung cấp cho cơ thể khoảng 70g protein để đảm bảo bé cưng có thể phát triển một cách an toàn.

3. Những thực phẩm không nên ăn trong 3 tháng đầu mang thai

Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.

Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

Phụ nữ có thai không nên sử dụng những thực phẩm đã được xác nhận là gây nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chúng chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và con. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn. Ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…

Phụ nữ có thai không nên uống rượu và dồ uống có cồn. Cồn trong rượu sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.

Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

4. Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu như thế nào không ảnh hưởng con?

Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu và những điều các cặp vợ chồng cần lưu ý. Trong quá trình mang thai các cặp vợ chồng nên biết cách quan hệ như thế nào cho hợp lý không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi là bà bầu. Đây không phải là vấn đề đơn giản rất nhiều các cặp vợ chồng thiếu hiểu biết gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức quan hệ một cách hợp lý nhất khi mang thai nhé!

Từ tháng đầu mang thai đến tháng thứ 3. Trong thời điểm này, sự đòi hỏi sinh lý và nhu cầu thoã mãn tình dục có dao động lên đôi chút, do về tâm lý được an định hơn trong đời sống gia đình. Tuy nhiên đa số phụ nữ mang thai ba tháng đầu đều có biểu hiện nôn nghén, mệt mỏi, kém hứng thú.

Người chồng và cả người vợ cần biết rằng bộ phận sinh dục nữ, khi có thai chứa nhiều máu hơn và có khuynh hướng to lên, mềm ra, dễ giãn rộng hơn và sâu hơn, song khi có kích thích tình dục thì âm đạo vẫn tiết dịch nhầy làm trơn niêm mạc và cổ tử cung thì vẫn đóng kín. Dương vật không có khả năng đụng chạm được tới bào thai. Tinh dịch vẫn chỉ chứa đựng trong các túi cùng sau mà không thể thấm vào trong tử cung được do cổ tử cung đã bị nút nhầy đóng chặt rồi.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: Nếu bạn thấy xuất hiện những biểu hiện sau trong thời kỳ thai nghén, thì cần dừng ngay việc quan hệ và đi gặp ngay bác sĩ sản khoa và tình dục học: có dấu hiệu sinh sớm, ra huyết nơi âm đạo, bị chuột rút nhiều lần, cổ tử cung yếu (hở eo), biểu hiện triệu chứng của bệnh phụ khoa nào đó (đau, khó chịu vùng phần phụ, ra huyết ít/ nhiều…).

Vấn đề kiêng hay không là do người thai phụ quyết định phải dựa trên cơ sở hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa và với người chồng, tránh việc giao hợp quá sâu và tránh kích thích âm đạo quá mức, tránh những tư thế đè nén vào tử cung và chú trọng vệ sinh cơ thể cho thai phụ. Hãy giữ lửa yêu thương ngay cả khi mang bầu.

Theo lamthenao.me

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep