Dưới đây là những thay đổi cụ thể với cả thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:
Sự phát triển của thai nhi
Hiện tại thai nhi đã dài 28 cm tính từ đầu đến gót chân với cân nặng khoảng 550g. Trong suốt tháng tiếp theo, em bé dường như có thể tăng gấp đôi trọng lượng của mình, với một lớp chất béo xuất hiện dưới bề mặt da và các cơ bắp phát triển nhanh chóng. Các sắc tố đã bắt đầu xuất hiện dưới da của bé, bởi vậy làn da sẽ mất đi sự trong suốt vốn có. Khoảng thời gian này, dấu vân tay và vân chân của em bé sẽ được hình thành.
Lá phổi sẽ tiếp tục phát triển nhưng em bé vẫn chưa thể hít thở không khí. Tuyến tụy tiếp tục phát triển ổn định và em bé có thể sản xuất được insulin bởi sự thiếu hụt đường.
Phần xương tai trong góp phần tạo trạng thái cân bằng cho cơ thể giờ đã phát triển và trở nên cứng cáp, có nghĩa là em bé sẽ nhận biết được cảm giác bị đảo lộn khi lộn vòng bên trong tử cung cúa mẹ. Đây sẽ là một tuần tích cực cho em bé - nhưng đứa trẻ thường thích di chuyển bên trong túi nước ối. Mẹ thậm chí có thể nhận thấy được sự chuyển động của bé con thông qua lớp da của mình nếu có sự di chuyển mạnh mẽ.
Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Mẹ có thể cảm thấy mình thật vụng về khi phần bụng càng ngày càng lớn thêm và khó giữ được thăng bằng khi trung tâm trọng lực thay đổi. Nếu mẹ có một chiếc rốn sâu, đừng bất ngờ nếu nó trở nên lồi ra. Chiếc rốn sẽ trở lại trạng thá ban đầu sau khi em bé được sinh ra.
Nếu mẹ phát hiện dịch tiết âm đạo của mình có màu vàng và có mùi nhẹ, đừng lo lắng bởi điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu mùi và màu sắc thay đổi đáng kể, mẹ có thể đã bị nhiễm trùng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình.
Có một số nguyên nhân gây hiện tượng chảy máu trong quý thứ hai và thứ ba, bao gồm cả nguyên nhân nhỏ và nghiêm trọng. Có thể đó là nhưng thay đổi ở cổ tử cung dẫn đến chảy máu sau khi quan hệ tình dục hay do bạn bị nhiễm trùng âm đạo. U xơ cổ tử cung cũng có thể gây chảy máu nếu việc thụ tinh diễn ra gần nó. Nghiêm trọng hơn, nếu nhau thai cách xa vách tử cung, gọi là nhau bong non (đứt nhau thai), có thể gây chảy máu, hoặc nếu không thì mẹ chỉ cảm thấy rất đau đớn. Một nhau thai trũng thấp có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng. Đôi khi nguyên nhân chảy máu rất kho nắm bắt.
Nếu mẹ phát hiện âm đạo của mình bị chảy máu, hãy thông báo ngay với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ, kể cả khi máu đã ngừng chảy. Mẹ sẽ được theo dõi, có lẽ là trong bệnh viện để xác định được nguyên nhân chảy máu và những phương án tốt nhất cho cả mẹ và con.
Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Để tránh gây tổn thương cho em bé khi mẹ đi du lịch bằng xe ô tô- một nguyên nhân có thể gây thương tích cho phụ nữ mang thai, hãy thắt dây an toàn đúng cách. Đặt dây đeo vai theo đường chéo để nó nằm giữa ngực và phía trên bụng của mẹ và vị trí dây đeo vòng qua đùi, dưới bụng của mẹ.
Bây giờ có lẽ là thời điểm tốt nhất để đi nghỉ mát, những tháng giữa này là lúc bạn có nhiều năng lượng hơn và không phải trải qua những dấu hiệu ban đầu của thai kỳ. Nếu mẹ đang nghĩ đến việc đi du lịch bằng máy bay, kiểm tra với các hãng hàng không trước khi đặt vé. Cho đến tận tuần thứ 27, mẹ có thể bay mà không cần hỏi ý kiến của bác sĩ, nhưng từ ấy đến tuần thứ 36 thì cần có những lưu ý từ bác sĩ. Một số hãng hàng không cho phép phụ nữ mang thai để bay trên chiếc máy bay của họ vào cuối của thai kỳ. Những chuyến bay ngắn thì an toàn, nhưng những chuyến bay mà kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ thì có thể làm tăng nguy cơ phát triển những cục máu đông ở phụ nữ mang thai. Nếu mẹ đã quyết định bay, hãy mua loại vớ hỗ trợ giảm sưng chân có bán tại các hiệu thuốc, uống nhiều nước để tránh mất nước và cố gắng tập thể dục cho phần cơ bắp chân của mình khi đang trên máy bay.
Nếu mẹ đang đi du lịch đến một đất nước EU, hãy chắc chắn bạn không những có một thẻ bảo hiểm y tế châu Âu (EHIC - trước đây được gọi là E111) mà còn phải kiểm tra cẩn thận chính sách y tế của đất nước ấy phòng trường hợp mẹ không hoàn toàn được bảo vệ. Mẹ có thể xem xét đến việc mua bảo hiểm y tế. Nếu du lịch đến những đất nước khác, hãy đảm bảo rằng mẹ đã mua bảo hiểm y tế trước khi đi.
Nguồn: eva