Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần tuổi, làm mẹ nhất định phải biết

KENHPHUNU.COM  | 10:00 , 23/07/2018
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần tuổi, làm mẹ nhất định phải biết

Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau. Vậy bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi như thế nào?

App hoa anh đào

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi để các mẹ tham khảo
(cập nhật 2018 theo WHO)

Theo từng giai đoạn phát triển, cách đo cân nặng của thai nhi cũng có sự khác nhau, cụ thể như sau:

- Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.

- Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.

- Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

Bảng so sánh kích thước thai nhi với hoa quả

Để cân nặng thai nhi đạt chuẩn, cần lưu ý điều gì?

- Để có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé phát triển toàn diện, song song với chế độ ăn uống khi mang thai, mẹ bầu cần quan tâm tới dinh dưỡng trước khi mang thai.

- Ở những phụ nữ nhẹ cân, cần phải tập trung bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe cho 9 tháng mang thai bởi theo các chuyên gia, mẹ thiếu cân dễ sinh con nhẹ cân. Trừ khi bà bầu bị thừa cân, béo phì, chuyện tăng chỉ từ 5-8kg khi mang thai sẽ tăng rủi ro sinh bé nhẹ cân.

- Trong thời kỳ mang thai, bà bầu nên thực hiện chế độ ăn theo nguyên tắc "ăn cho cả hai" để thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ bầu ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì thai nhi mới được cung cấp được đầy đủ chất, tuyệt đối không được ăn kiêng khem. Trọng lượng trung bình cần tăng trong thai kỳ là vào khoảng 10-12kg. 

- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh nhiễm độc thai nghén, sản giật, tăng huyết áp nếu không việc phát triển của thai nhi sẽ bị de dọa và ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Yếu tố ảnh hưởng cân nặng chuẩn thai nhi

- Yếu tố di truyền, chủng tộc là một trong những yếu tố ảnh hướng đến cân nặng của thai nhi.

- Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn.

- Vóc dáng của mẹ cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.

- Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều, mẹ có nguy cơ sinh mổ do thai quá to.

- Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân

- Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai, cân nặng của từng bé cũng có thể thấp hơn bình thường.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi, vì thế đối với bảng cân nặng chuẩn trên, các mẹ chỉ nên tham khảo, không nên quá đáp đặt đối với em bé của mình.

Bà bầu tăng bao nhiêu cân trong thời gian mang thai là hợp lý?
Ngoài bảng cân nặng chuẩn của thai nhi trên, bà bầu cũng cần biết bảng cân nặng chuẩn của phụ nữ mang thai. Theo những chỉ số này, bà bầu nên thực hiện chế độ ăn uống điều độ, đủ chất, tránh tăng cân quá nhiều/quá ít đều có thể gây ảnh hưởng không tốt cả mẹ và con.

Thông thường, mức tăng cân bình thường của bà bầu được tính dựa vào chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể theo công thức: BMI = trọng lượng/(chiều cao)2

Đối với các mẹ bầu có cân nặng, chiều cao trung bình (trước khi mang thai) - tức là chỉ số khối cơ thể (BMI) dao động trong khoảng 18,5 - 24,9 thì nên tăng khoảng 9 - 12kg trong cả thai kì và chia theo các giai đoạn như sau:

+ Thai kì đầu: 1,5 - 2kg (trong 3 tháng)

+ Thai kì giữa và cuối: 1 - 2kg/tháng.

- Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 - 20kg.

- Bà bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 - 300g/tuần.

- Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 - 600g/mỗi tuần sau đó.

Theo Mai Chi/GIADINHMOI.VN

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep