Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Bú mẹ 100% có bị tiêu chảy hay táo bón?

KENHPHUNU.COM  | 15:00 , 16/11/2017
Bú mẹ 100‰ có bị tiêu chảy hay táo bón?

Bé bú mẹ hoàn toàn, không phải là táo bón hay tiêu chảy, cho dù bé đi phân lỏng nhiều lần một ngày, hay đi phân đặc nhiều ngày một lần.(Trừ khi bé có hiện tượng khóc quấy, đau bụng, có thể do nhiễm khuẩn khi dùng sữa vắt và bú sữa mẹ bằng bình không sạch).

App hoa anh đào

Bé bú mẹ hoàn toàn, không phải là táo bón hay tiêu chảy, cho dù bé đi phân lỏng nhiều lần một ngày, hay đi phân đặc nhiều ngày một lần.(Trừ khi bé có hiện tượng khóc quấy, đau bụng, có thể do nhiễm khuẩn khi dùng sữa vắt và bú sữa mẹ bằng bình không sạch).

1- Định nghĩa tiêu chảy và táo bón (bệnh lý):

Tiêu chảy là trong đường ruột có nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn, cơ thể phản ứng đẩy phân ra khỏi ruột, lỏng, nhanh và nhiều, để giúp đào thải khuẩn hoặc độc tố.

Táo bón là khi phân cứng hoặc không đủ chất xơ, nên bị tắc trong ruột không thải ra ngoài được, khiến chất thải bị hấp thụ trở lại vào cơ thể và ứ đọng trong đường ruột.

2- Đặc tính phân của bé bú mẹ 100%:

Trong sữa mẹ có MHO (human milk oligosaccharides - là một loại axit béo ngắn) có đặc tính đẩy chất thải ra khỏi ruột, (hoạt động như chất xơ ở người lớn). Đó là lý do bé bú mẹ (sữa mẹ không có chất xơ, và mẹ ăn chất xơ cũng không vào sữa) mà không bị táo bón. Từ khi mới sinh đến một vài tháng đầu bé đi nhiều lần, phân lỏng và hình thức phân thay đổi, phản ánh thức ăn của mẹ, nhưng lỏng hay đặc đều là bình thường, không phải là tiêu chảy theo định nghĩa bệnh lý nói trên. Phân đẹp là phân màu vàng. Phân có thể thay đổi hình thức hay màu sắc (hoa cải hoa cà, lẫn phân xanh, lẫn bọt, thay đổi mùi...) cũng là bình thường. Cách đi phân lỏng như thế này giúp ruột và hậu môn không cần phải gắng sức. Vậy bé bú mẹ 100% là "đi phân lỏng, hình thức phân thay đổi" (sinh lý) không phải là tiêu chảy (bệnh lý).

Ảnh minh họa

Có một vài thời điểm khoảng từ 2 tháng trở đi, dung tích ruột của bé giãn nở ra, gọi là hiện tượng "giãn ruột", nên bé có thể đột ngột từ đang đi nhiều lần 1 ngày sang nhiều ngày mới đi một lần. Không phải là táo bón và không phải là bệnh lý. Ít mẹ được biết về hiện tượng giãn ruột này nên lúng túng và lo lắng.

Khi có hiện tượng giãn ruột, thì dung tích của ruột đột ngột tăng đáng kể trong khi sữa mẹ được hấp thụ hầu hết và lượng thải tương đối ít, nên rất nhiều ngày mới đầy ruột để thải ra ngoài. Sữa mẹ chỉ có thành phần sinh học lành tính với cơ thể bé, nên phân nhiều ngày trong ruột không gây hại hay nhiễm độc cho cơ thể bé. Đến khi ruột đầy tự nhiên, bé sẽ đi ngoài bình thường, phân vẫn mềm. Vậy bé bú mẹ 100% nhiều ngày không đi, không phải là táo bón.

3- Có cần "can thiệp" (thụt) khi bé nhiều ngày không ra phân?

Như đã nêu trên, bé nhiều ngày không đi là bình thường, và không phải bệnh lý, nên không cần can thiệp gì cả. Khi nào ruột đầy phân, ruột sẽ tự nhiên đẩy phân ra ngoài. Có bé 10 ngày, 15 ngày mới đi, hoàn toàn mạnh khoẻ và phát triển tốt. (Kỷ lục lâu nhất được ghi nhân tại Anh là 38 ngày, bé hoàn toàn khoẻ mạnh).

Không nên thụt cho bé đi, vì sau khi thụt, ruột lại cần thời gian lâu hơn để đầy nên mẹ sẽ cứ phải thụt hoài. Nếu cứ "ép" đi ngoài như vậy, ruột và hậu môn của bé sẽ không biết cách rặn tự nhiên, sau này sau 6 tháng bắt đầu ăn đặc dần và cần rặn thật sự để đẩy phân ra, thì ruột và hậu môn sẽ không làm được, khiến bé bị táo bón thật sự. 

Như đã nói trên, trẻ trong 6 tháng không đi ngoài nhờ chất xơ, nên hoàn toàn không cần bổ sung chất xơ cho bé. Nếu bổ sung chất xơ cho mẹ, thì chất xơ đó chỉ tốt cho mẹ, chứ không vào sữa, và không hề giúp gì cho việc đi ị của con (vì con không cần chất xơ), như nhiều người lầm tưởng.

Ngoài ra, chú ý là những nhận định và cách xử lý tình huống này không áp dụng cho bé bú sữa công thức (hoặc bú mẹ và sữa công thức). Vì sữa công thức có chất đạm cứng hơn, có nhiều hoá chất, đồng thời hiệu quả hấp thụ thấp hơn sữa mẹ, chất thải nhiều hơn, phân cứng hơn, không hoàn toàn "lành" cho bé, nên bé rất dễ tiêu chảy và táo bón, đồng thời chất thải trong ruột có hoá chất độc hại, nếu bị lưu lại lâu trong ruột có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, nên phải thụt cho bé đi thường xuyên, mà thụt là không tốt cho ruột và hậu môn. Lớn hơn tí khi bắt đầu ăn đặc dễ bị táo bón, về già dễ bị trĩ.

Do đó, kiến thức nuôi con sữa mẹ và kiến thức nuôi trẻ bú sữa công thức hoàn toàn khác nhau, không thể áp dụng qua lại được. Nhiều Bác sĩ và bố mẹ dùng kinh nghiệm từ cách nuôi trẻ bú sữa công thức để khuyên áp dụng cho trẻ bú mẹ 100% là không đúng.

Chúc các mẹ yên tâm và nuôi con sữa mẹ theo cách tự nhiên nhất cho con!

Nguồn: St

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep