Để bé có một giấc ngủ sâu, chiếc gối chính là vật dụng được các mẹ chăm chút, đầu tư kỹ lưỡng. Thế nhưng nằm gối có thể gây hại cho bé nhiều mặt nếu chọn và đặt gối sai hoàn toàn.
Cách chọn gối phù hợp cho trẻ sơ sinh
– Những điều nên nhớ:
+ Cơ thể trẻ mới sinh khá nhạy cảm với môi trường bên ngoài, mẹ nên chọn những loại gối mềm, mỏng, chất liệu êm ái sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ sâu, tốt cho hệ tiêu hóa.
+ Những chiếc gối mỏng, có chiều dày từ 2 – 3cm, chiều rộng bằng vai bé hoặc lớn hơn một chút sẽ giúp bảo vệ cổ, cột sống trẻ.
+ Chọn độ dày của gối phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trẻ dưới 4 tháng tuổi chỉ nên sử dụng gối có độ dày 1 – 2mm, trẻ trên 6 tháng tuổi là 3 – 4mm và cho trẻ từ 3 tuổi trở lên phải chọn gối dày 3 – 9mm.
+ Cha mẹ nên chọn những chiếc gối mềm mại, chất lượng thấm ʜύƫ tốt, độ đàn hồi phù hợp vì như thế nó sẽ giúp con đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
– Những điều không nên:
+ Nhiều mẹ Việt thường có thói quen cho trẻ dùng gối lõm với mong muốn giúp bé tránh tình trạng bẹp đầu. Tuy nhiên đó lại là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị bẹp đầu, móp méo bởi trẻ sẽ không thể nghiêng đầu sang trái hay sang phải được.
+ Mẹ không nên chọn cho trẻ những chiếc gối quá mềm, bởi chúng sẽ không có tác dụng hỗ trợ cột sống của bé. Thêm vào đó, nó còn làm cản trở hệ tuần hoàn Mӓц và hoạt động hô hấp do diện tích đầu và mặt tiếp xúc với gối lớn khi bé nằm thẳng hoặc nằm nghiêng và làm tăng nguy cơ độƫ ƫử sơ sinh.
+ Ngược với những chiếc gối quá mềm, mẹ cũng lưu ý không nên chọn cho trẻ những chiếc gối quá cứng vì nó sẽ luôn cao hơn so với mức nâng cổ của trẻ và ảnh hưởng không tốt đến hộp sọ.
+ Tuyệt đối không được cho trẻ nằm gối người lớn, bởi lúc này hệ cơ, xương và vỏ não của bé đang rất mềm. Những chiếc gối khổng lồ sẽ vô tình là tác nhân gây ngạt thở cho bé, ảnh hưởng trầm trọng tới cơ xương của trẻ.
+ Ɖάпʜ vào tâm lý của các bố mẹ muốn con mình có giấc ngủ sâu hơn, nhiều công ty sản xuất đã cho ra đời chiếc gối thảo dược. Sở dĩ có tên gọi này bởi gối thảo dược thường được làm từ các loại vỏ đậu, lá cây khô… được cho là có công dụng giúp ngừa bệnh, thấm ʜύƫ tốt, tránh làm cho trẻ bị móp đầu. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình sử dụng, không ít phụ huynh lo ngại bởi tình trạng ẩm mốc liên tục. Trẻ gối đầu có thể bị viêm hô hấp, phế quản, bệnh ngoài da vì các chất liệu thảo dược này. Chưa kể, trẻ thường đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn. Nó sẽ thấm vào gối dẫn tới ẩm mốc rất Nɡцγ ʜіểм cho sức khỏe của trẻ. Tuy những lời cảnh báo đã được đưa ra nhưng nhiều bà mẹ vì quá tin và Łạɱ ďụɴġ loại gối này nên vẫn tiếp tục sử dụng. Cho đến khi sự việc tồi tệ xảy ra thì chuyện cũng đã muộn.
Cách kê gối cho trẻ sơ sinh an toàn nhất
Xưa nay ai cũng nói kê gối cho trẻ sơ sinh là việc đơn giản nên không mấy người quan tâm đến cách kê gối, tư thế nằm để trẻ có một giấc ngủ dễ chịu mà không ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.
Dưới đây là những cách kê gối an toàn cho trẻ nhỏ mà bố mẹ nào cũng cần phải nằm lòng:
– Theo các chuyên gia, việc đặt gối sâu về phía gáy, Sӓƫ với cổ vai, hơi ngửa ra sau khoảng 10 – 15 độ sẽ giúp bé có tư thế nằm ngủ ngon nhất.
– Khi cho bé nằm ngửa, hai tay mở rộng sang ngang, cẳng tay và bàn tay hướng lên trên đầu, cuộn một chiếc khăn mềm lớn và gấp khăn mỏng, làm thành chiếc gối lót dưới vai trẻ (không đặt ở đầu). Khi bạn để đường thở của trẻ được thẳng, toàn thân bé sẽ được thư giãn, thả lỏng, tạo cảm giác an toàn. Ngoài ra, khi nằm ngửa theo tư thế này, mũi miệng của trẻ cũng không gặp các vật cản làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Theo WTT