Trái đất của chúng ta cần 86.400 giây để hoàn thành một vòng quay 360 độ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ lực hút của mặt trăng và mặt trời, tư thế nghiêng của trái đất khiến nó bị lắc lư trên trục của chính mình và kết quả là giờ trái đất chậm hơn so với giờ Nguyên tử Quốc tế (TAI) vài phần trăm giây mỗi năm. Vì thế cứ khoảng 3 đến 4 năm tổ chức IERS lại phải bổ sung thêm một giây nhuận vào giờ trái đất tức là giờ GMT (Giờ Trung bình Greenwich) và giờ UTC (Giờ Phối hợp Quốc tế).
Ảnh minh hoạ: Internet
Giờ Nguyên tử Quốc tế (TAI) đo đếm bằng hàng trăm đồng hồ nguyên tử trên thế giới với độ chính xác cao nên phải tới 300 triệu năm, giờ đồng hồ Nguyên tử mới chậm đi 1 giây.
Thế giới có khoản 7,25 tỷ người. Việc một phút có thêm một giây không ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc sống của họ. Nhưng với giới khoa học, việc này thật sự là vấn đề nghiêm trọng.
Theo Telegraph, việc thêm một giây vào năm 2012 đã khiến cho hàng loạt các dịch vụ internet và các trang mạng ngừng hoạt động.
Đồng hồ của các hệ thống máy tính khi đó hiển thị giây thứ 60, thay vì nhảy từ giây 59 sang 00. Ở một số hệ thống máy tính khác giây thứ 59 được lặp lại hai lần ở thời điểm trên. Như vậy không đúng logic và máy tính sẽ ngừng hoạt động. Các hãng công nghệ đã phải đau đầu trong việc tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề trên.
Còn với những hệ thống chính xác cao như vệ tinh và một số mạng lưới dữ liệu sẽ phải tính đến giây thừa này nếu không sẽ gây ra thảm họa về tính toán.
Đây là lần bổ sung thời gian thứ 26 kể từ năm 1971. Những lần điều chỉnh gần đây nhất là 31/12/1998, 31/12/2005, 31/12/2008, 30/6/2012. Trong suốt thời gian qua, các chuyên gia vẫn tranh luận với nhau về việc sử dụng thời gian Nguyên tử thay thế bởi tính ổn định của nó so với giờ GMT và UTC.
Nếu có thêm một giây vào ngày 30/6 bạn sẽ chọn làm thêm điều gì?
Tuy nhiên, nếu không tiếp tục đồng bộ thời gian, sự liên kết giữa khái niệm ngày đêm và vòng quay của trái đất có thể bị gián đoạn mãi mãi. Vì thế sự bổ sung này là rất cần thiết. Còn với bạn ? Một giây này có lẽ không quá quan trọng. Nếu bạn có thêm một giây vào ngày 30/6 tới đây, bạn sẽ làm thêm được gì? Thời gian đó có lẽ đủ để bạn thực hiện một cú ngáp trước khi đi ngủ, like một status hay trên facebook hoặc nhấn send một tin nhắn chúc ngủ ngon cho người yêu đấy.
"Nếu chỉ còn một ngày để sống" là một khái niệm thường được nghe trong đời sống xã hội. Còn một giây cộng thêm là việc của khoa học. Tin buồn là: dù thế giới cộng thêm một giây vào đồng hồ, quỹ thời gian của cuộc đời bạn vẫn không được cộng thêm gì cả.
Nguồn: phunuonline