Kênh Phụ Nữ Kênh Phụ Nữ

Tất tần tật về chuyện mọc răng của bé: thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc, giảm đau mẹ nên biết

KENHPHUNU.COM  | 14:00 , 26/12/2016
Tất tần tật về chuyện mọc răng của bé: thời gian, dấu hiệu và cách chăm sóc, giảm đau mẹ nên biết

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng sẽ hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe do quá trình hình thành răng gây nên. Dưới đây là một số triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc mà các bậc cha mẹ nên biết.

App hoa anh đào

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời sẽ chưa mọc răng, trung bình đến tháng thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu chiếc răng đầu tiên, 12 tháng có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ đầy đủ một hàm răng sữa gồm 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Thời gian mọc răng của các bé là khác nhau, một số bé 4,5 tháng đã mọc răng, nhưng cũng có nhiều bé được khoảng 1 tuổi mới bắt đầu xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Nhưng các mẹ cũng đừng lo lắng, trẻ chỉ cần mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì vẫn phát triển bình thường.


Chăm sóc bé mọc răng hiệu quả ba mẹ nên biết

Minh hoạ trình tự và thời gian mọc răng của bé:

- 4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng

- 4 răng cửa bên: 7-10 tháng

- 4 răng hàm đầu tiên: 12-16 tháng

- 4 răng nanh: 14-20 tháng

- 4 răng hàm thứ 2: 20-32 tháng


Chăm sóc trẻ mọc răng sữa hiệu quả

Dấu hiệu trẻ mọc răng- Chảy dãi: Mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi nhiều.

- Cằm nổi mẩn: Khi bé chảy quá nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, khiến miệng và đôi khi là cả cổ gây ra nổi mẩn.

- Ho: Việc có quá nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc.

- Thích nhai cắn: Áp lực khi những chiếc răng bé xinh đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay.

- Chán ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ muốn được dỗ dành bởi ti mẹ hay núm vú giả nhưng khi ngậm vào, chúng lại khiến cơn đau của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn.


Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé khi mọc răng

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Trước khi răng của bé nhú lên, mẹ sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, sốt nhẹ, làm bé lười ăn, khóc quấy, sút cân. Thời điểm này, mẹ nên chăm sóc, vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn, thay bằng bột, sữa, cháo loãng để phù hợp với bé.

- Nếu bé sốt trên 38,5 C mẹ có thể cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sỹ.

- Nếu bé đi ngoài phân loãng, sệt 3-4 lần /ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày thì cần bù nước, vẫn cho ăn uống bình thường. Nếu bị nặng thì cần đưa bé đến bệnh viện.

- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn nên cho bé uống một ít nước tráng miệng, hoặc lấy khăn mềm lau răng, hoặc đánh răng cho bé.

- Bé có thể ngứa lợi, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn. Mẹ nên cho bé chơi các loại đồ chơi bằng vật liệu mềm, có hình tròn.


Bé có thể ngứa lợi, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn

Chiêu giảm đau mọc răng cho bé hiệu quả không ngờ

- Nhai rau củ làm dịu cơn đau: Rau xanh chứa nhiều axit tự nhiên có tác dụng làm giảm cơn đau mọc răng. Hai loại củ quả lý tưởng nhất là carrot và dưa. Mẹ cũng có thể cho con nhai những lát củ cải hoặc khoai tây được nấu chín.

- Ăn uống đồ mát: Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số thực phẩm được làm lạnh như chuối, cà rốt… rất hiệu quả trong việc làm dịu những cơn đau do sưng, viêm nướu khi bé mọc răng.


Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt những cơn đau

- Cho con tắm nước ấm: Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ làm phân tán sự chú ý của bé và giúp bé phần nào quên đi cơn đau.

- Cho bé ngậm núm ti lạnh: Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé nghịch với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm d

Mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé nghịch với núm ti giả

- Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em: Bố mẹ có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố.

- Massage nướu: Mẹ rửa sạch ngón tay của mình hoặc sử dụng dụng cụ massage nướu chuyên dụng rồi nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng lên của bé. Cách này làm phân tán sự chú ý của bé vào những cơn đau và làm giảm cảm giác khó chịu trong miệng cho bé.

- Phân tán sự chú ý: Mẹ cũng có thể giúp bé quên đi cơn đau bằng cách phân tán sự chú ý của trẻ. Thu hút bé bằng những trò chơi thú vị, nói những lời ngọt ngào với trẻ, bế trẻ trên tay đu đưa, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu… cũng là những cách hay để giúp bé quên đi sự khó chịu của mình.

Nguồn: Webtretho Tổng hợp/Đời sống việt nam

CHIA SẺ BÀI NÀY
BÌNH LUẬN
chuyen muc lam dep
video lam dep